Hệ số nhân tố tải 1 2 3 4 5 6 7 QC5 ,878 QC2 ,817 QC4 ,794 QC6 ,686 QC1 ,670 AH1 ,872 AH2 ,858 AH3 ,806 AH4 ,791 VT4 ,913 VT3 ,896 VT1 ,744 VT2 ,693 CL8 ,750
CL11 ,699 CL12 ,687 CL10 ,670 CL9 ,601 CL2 ,857 CL4 ,853 CL5 ,792 CL1 ,789 GC1 ,848 GC2 ,839 GC3 ,656 GC4 ,653 TH2 ,814 TH3 ,779 TH4 ,765 TH1 ,762
Nguồn từ nghiên cứu của tác giả (Mẫu = 200)
Trong kết quả EFA này, các biến quan sát của thang đo “Chất Lượng Dịch Vụ” được chia thành 2 nhóm yếu tố:
Nhóm 1 - CLa: CL8, CL9, CL10, CL11, CL12
Nhóm 2 - CLb: CL1, CL2, CL4, CL5
Chính vì kết quả như vậy, nên tác giả phải quay lại quá trình nghiên cứu lý thuyết để tìm ra được lý thuyết giải thích cho sự phân nhóm yếu tố này.
Nghiên cứu tiếp tục cho thang đo “Chất Lƣợng Dịch Vụ” (CL)
Thang “Chất Lượng Dịch Vụ” ban đầu được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Trinh (2016), và các biến quan sát từ nghiên cứu định tính, sau khi đã kiểm tra giá trị nội dung. Nhưng sau khi thực hiện phân tích EFA cho thang đo này lại phát sinh thành 2 nhóm, nên các q trình nghiên cứu tiếp tục cho thang đo này là cần thiết để giải thích cho hiện tượng trên.
Trong nghiên cứu về “Thực trạng và mơ hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ đào tạo thể thao” của Yong Jae Ko và Donna L. Pastore (2004) có đề cập rằng mơ hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ bao gồm 4 nhân tố: Program Quality (Chất lượng chương trình/giáo án), Interaction Quality (Chất lượng tương tác giữa người hướng dẫn và học viên), Outcome Quality (Chất lượng hiệu quả) và Physical Environment Quality (Chất lượng cơ sở vật chất).
Trong một nghiên cứu khác của So Yon Lee và cộng sự (2007) về vai trò của chất lượng dịch vụ và cấu trúc trung gian trong việc xác định ý định hành vi của khách tham quan lễ hội, có đề cập về thang đo chất lượng dịch vụ. Theo đó, chất lượng dịch vụ được xem là một nhân tố đa hướng, cụ thể như sau: Generic Features (Hoạt động chung), Specific Entertainment Features (Hoạt động giải trí đặc biệt), Information Sources (Nguồn cung cấp thông tin) và Comfort Amenities (Không gian tiện nghi).
Từ hai nghiên cứu trên, có thể kết luận thang đo “Chất Lượng Dịch Vụ” là thang đo đa hướng. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Trinh (2016) chỉ đề cập thang đo này theo một hướng, nhưng sau khi phát hiện đây là thang đo đa hướng nên tác giả quyết định nghiên cứu thang đo này dưới hai hướng và phát biểu lại giả thuyết nghiên cứ như sau:
+ Giả thuyết H2a : Có mối quan hệ dương giữa chất lƣợng sản phẩm
chính và ý định lựa chọn rạp của khách hàng.
+ Giả thuyết H2b : Có mối quan hệ dương giữa chất lƣợng cơ sở vật chất
và ý định lựa chọn rạp của khách hàng.
Áp dụng vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp xem phim của khán giả tại TP.HCM, tác giả đề xuất chia nhân tố “Chất Lượng Dịch Vụ” thành 2 nhóm nhỏ với tên gọi như sau:
Đây đều là những biến quan sát tập trung về những sản phẩm chính của một rạp chiếu phim. Do vậy, nhóm CLa tác giả đề xuất tên “Chất lượng sản phẩm chính” với thang đo như sau:
Bảng 4.17 Thang đo “Chất Lƣợng Sản Phẩm Chính”
Chất Lƣợng Sản Phẩm Chính Ký hiệu
Rạp chiếu phim có suất chiếu phù hợp CL8 Rạp chiếu phim có phim muốn xem CL9
Rạp chiếu phim có phim mới CL10
Rạp chiếu phim có bắp ngon CL11
Rạp chiếu phim có hệ thống đặt vé online CL12
Nguồn từ nghiên cứu của tác giả
Nhóm 2 - CLb: CL1, CL2, CL4, CL5
Các biến quan sát này xoay quanh về những yếu tố về không gian và cơ sở vật chất cho một rạp chiếu phim. Do đó, CLb tác giả đề xuất tên “Chất lượng cơ sở vật chất”:
Bảng 4.18 Thang đo “Chất Lƣợng Cơ Sở Vật Chất”
Chất Lƣợng Cơ Sở Vật Chất Ký hiệu
Rạp chiếu phim có trang thiết bị hiện đại, hấp dẫn CL1 Rạp chiếu phim có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt CL2 Rạp chiếu phim có khơng gian rộng rãi CL4 Rạp chiếu phim có nhà vệ sinh sạch sẽ CL5
Nguồn từ nghiên cứu của tác giả
Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất Lƣợng Sản Phẩm Chính” (CLa)
Thang đo “Chất Lượng Sản Phẩm Chính” gồm 5 biến quan sát, được ký hiệu là: CL8, CL9, CL10, CL11 và CL12 với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 0,822 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa. Vì các biến quan sát trong thang đo có hệ số tương quan biến tổng của đều lớn hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha 0,822 của thang đo này lớn nhất. Vì vậy, chấp nhận tất cả các biến quan sát và tiếp tục được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.19 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất Lƣợng Sản Phẩm Chính”
Chất Lƣợng Dịch Vụ Ký hiệu Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu
xóa biến
Rạp chiếu phim có suất chiếu phù hợp CL8 ,667 ,773
Rạp chiếu phim có phim muốn xem CL9 ,619 ,790
Rạp chiếu phim có phim mới CL10 ,608 ,791
Rạp chiếu phim có bắp ngon CL11 ,574 ,799
Rạp chiếu phim có hệ thống đặt vé online CL12 ,632 ,782
Nguồn từ nghiên cứu của tác giả (Mẫu = 200)
Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất Lƣợng Cơ Sở Vật Chất” (CLb)
Thang đo “Chất Lượng Cơ Sở Vật Chất” gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu là: CL1, CL2, CL3 và CL4 với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 0,864 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa. Vì các biến quan sát trong thang đo có hệ số tương quan biến tổng của đều lớn hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha 0,864 của thang đo này lớn nhất.
Vì vậy, chấp nhận tất cả các biến quan sát và tiếp tục được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất Lƣợng Cơ Sở Vật Chất”
Chất Lƣợng Dịch Vụ Ký hiệu Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu
xóa biến
Rạp chiếu phim có trang thiết bị hiện đại,
hấp dẫn CL1
,663 ,845
Rạp chiếu phim có chất lượng hình ảnh,
âm thanh tốt CL2
,743 ,813
Rạp chiếu phim có khơng gian rộng rãi CL4 ,757 ,811
Rạp chiếu phim có nhà vệ sinh sạch sẽ CL5 ,701 ,832
Nguồn từ nghiên cứu của tác giả (Mẫu = 200)
Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo phụ thuộc “Ý định lựa chọn”
Thang đo ý định lựa chọn rạp chiếu phim gồm 6 biến quan sát. Kết quả của Cronbach’s Alpha cho thấy không biến nào bị loại, các biến quan sát đều thỏa yêu cầu đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát được đưa vào tiến hành phân tích nhân tố khám phá để đánh giá độ hội tụ qua các bảng sau: