Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 27)

1.1.2.1 .Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao hiệu quả

động tín dụng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Cùng với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết…

Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngđể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM trên thế giới sẽ là hữu ích.

 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc giai đoạn năm 1999- 2003 kém hiệu quả thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ.

Thứ hai, trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với

tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an tồn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng

tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản

cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.

 Kinh nghiệm của Mỹ

Từ thực tế hoạt động tín dụng và khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, tác giả rút ra những kinh nghiệm từ các NHTM ở Mỹ phù hợp với thực tế tại Việt Nam

Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay

và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Thứ hai, tránh sử dụng những đơn vị mơi giới, vì các đơn vị mơi giới

khơng có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả hoa hồng không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

Thứ ba, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên vay phải

chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay khơng để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Thứ tư, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho

vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thơng tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù khơng có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó địi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó địi.

Thứ năm, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất

mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khốn cịn yếu kém, chất lượng tín dụng khơng được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, khơng thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh tốn và khơng thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự… 1.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước ở trên cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng và nền kinh tế của đất nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các NHTM tại Việt Nam khi cho vay, các NHTM cần phải:

- Thẩm định nguồn trả nợ thực chất các món vay chứ khơng phải cho vay từ các mối quan hệ. Thực tế nhiều vụ án lớn trong lĩnh vực Ngân hàng chỉ ra rằng cho vay dựa trên thế lực, mối quan hệ của bên vay hơn là thẩm định nguồn trả nợ. Từ đó dẫn đến những tổn thất rất lớn khi xảy ra rủi ro tín dụng.

- Một bài học kinh nghiệm quan trọng nữa là phải luôn theo sát, giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Kiểm sốt mục đích sử dụng các khoản vay của khách hàng; có chứng từ vay vốn rõ ràng; thường xuyên phân tích, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp cũng như duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng để có thơng tin trao đổi kịp thời. Ví dụ: hiện công ty Trường Ngân đã vỡ nợ, điều đáng nói là tài sản bảo đảm là café, nhiều ngân hàng cho vay chỉ dựa vào danh tiếng của công ty trong những năm trước, giải ngân chỉ căn cứ vào hợp đồng mà khơng đánh giá tình

hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng thường xuyên dẫn đến tổn thất rất lớn cho các ngân hàng.

- Khuyến khích các chủ doanh nghiệp, những người đứng đầu, ban điều hành… đưa tài sản bảo đảm của cá nhân vào thế chấp để bắt buộc họ phải có trách nhiệm hơn với món vay.

- Tập trung cho vay vào cho vay hỗ trợ kinh doanh, vào những nhu cầu tiêu dùng thực sự, hạn chế hoặc không cho vay đối với đầu cơ, mục đích khơng đúng. Trong những năm qua, nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng nóng tập trung cho khách hàng vay tiền để đầu cơ giá lên trong nhà đất, không thẩm định nguồn trả nợ, thẩm định tài sản dựa trên sự kỳ vọng giá lên trong tương lai nên khi thị trường bất động sản đóng băng, trầm lắng làm cho giá tài sản bảo đảm giảm mạnh, thậm chí khơng đủ để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.

- Không cho vay thông qua sự giới thiệu của “cò, lái” vì mục đích của những người này là kiếm hoa hồng từ người vay. Những người vay khi không thể tự đi vay vì khơng có phương án vay vốn, khơng có nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm không đủ…mới nhờ đến họ và họ sẽ vẽ ra phương án cho khách hàng nên họ không quan tâm đến chất lượng khoản vay.

- Các ngân hàng cần phải chú trọng khâu thẩm định, hồn thiện quy trình quy định cho vay, hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định; tăng trưởng tín dụng phải đi đơi với chất lượng tín dụng, khơng cho vay tràn lan dẫn đến khơng kiểm sốt được dẫn đến mất vốn.

- Các NHTM cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ cũng như giải thích, ràng buộc trách nhiệm của mỗi cán bộ trong khâu cho vay để họ có trách nhiệm hơn đối với khoản vay của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 trình bày khái niệm về rủi ro tín dụng, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng, khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng, các chỉ số để lo lường hiệu quả tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và kinh nghiệm của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của một số nước trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày tiếp theo trong việc phân tích thực trạng tín dụng tại Vietinbank Đông Sài Gịn để từ đó thấy được những điểm mạnh, hạn chế và có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đơng Sài Gịn.

CHƯƠNG 2

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN ĐƠNG SÀI GỊN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Đơng Sài Gịn

Ngân hàng Công thương Chi nhánh 14 TP.HCM ( từ tháng 3/2010 đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đông Sài Gòn ), tiền thân là Ngân hàng Nhà nước huyện Thủ Đức – Ngân hàng đầu tiên có mặt trên địa bàn huyện Thủ Đức cũ nay đã được tách ra thành 3 quận: Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã tạo được một lòng tin khá vững chắc cho các khách hàng từ doanh nghiệp đến các khách hàng cá nhân, là nơi an toàn, đáng tin cậy để thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư, cũng như tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đơng Sài gịn, trụ sở chính tại số 35 Nguyễn Văn Bá, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp.HCM, nằm trên cung đường huyết mạch từ Tp. Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Trung. Nơi đây lại thuộc Làng Đại học Thủ Đức – nơi tập trung hầu hết các cơ quan ban ngành Quận, và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Trung ương và Thành phố, gần trường Đại học Quốc gia Tp.HCM. Đây là một cơ hội rất lớn và đầy tiềm năng cho lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhất là kinh doanh dịch vụ thẻ (bao gồm thẻ E-Partner, Cremium cũng như thẻ liên kết dùng trong các trường học), cùng với mạng lưới 20 máy rút tiền tự động ATM, 6 phòng giao dịch (2 Phòng giao dịch ở Quận 9, một Phòng giao dịch ở Quận 2, một phòng giao dịch ở quận Gò Vấp và hai Phòng giao dịch ở Quận Thủ Đức) đặt tại các vị trí khá “đắc địa”, gần chợ,

trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư …, thuận tiện cho khách hàng trong việc gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, thực hiện mọi giao dịch thanh toán… 2.2. Hiệu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

– Chi nhánh Đơng Sài Gịn

2.2.1. Hiệu quả hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, tình hình thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam ln trong tình trạng kém, thiếu hụt nguồn vốn. Các ngân hàng cạnh tranh nhau khốc liệt trong việc huy động vốn, giành giật lôi kéo khách hàng của nhau bằng cách tăng lãi suất, tặng quà… Mặc dù NHNN đã quy định trần lãi suất huy động, các NHTM vẫn cạnh tranh không lành mạnh bằng cách “đi đêm lãi suất” , huy động vượt trần NHNN ban hành gây rối loạn thị trường…

Có thể thấy chất lượng và qui mô công tác huy động vốn đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mơ, chất lượng hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác, quyết định đến khả năng chi trả và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nguồn vốn, thực hiện đúng quy định của NHNN và quán triệt những chỉ đạo của Ban lãnh đạo Vietinbank, Vietinbank Đơng Sài Gịn đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động như tăng cường cơng tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, có chính sách khen thưởng kịp thời, động viên cán bộ nhân viên tích cực vận động thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó, Vietinbank Đơng Sài Gịn cịn có một số giải pháp nhằm vận động tốt công tác nguồn vốn như:

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị nguồn vốn, đàm phán thuyết phục các doanh nghiệp đang đồng thời quan hệ tín dụng tại Vietinbank Đơng Sài Gịn và tại các tổ chức tín dụng khác chuyển tồn bộ nguồn thu về tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại Vietinbank Đơng Sài Gịn.

- Thực hiện tốt việc chăm sóc, tư vấn khách hàng để vận động khách hàng tái tục khoản tiền gửi đến hạn

- Tận dụng các mối quan hệ cá nhân của cán bộ nhân viên để huy động vốn từ người thân, gia đình, bạn bè…

Về quy mô của lượng vốn huy động được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Quy mô vốn huy động của chi nhánh từ 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thực tế So với năm 2010 Thực tế So với năm 2011 Tổng vốn huy động 1735 2340 605 3200 860 Theo thành phần kinh tế

Tiền gửi doanh nghiệp 363 479 116 544 65

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 1372 1861 489 2656 795 Theo loại tiền

VND 1611 2192 581 2900 708

Ngoại tệ quy đổi VND 124 148 24 300 152

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đơng Sài Gịn năm 2010 - 2012)

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 tổng vốn huy động đạt 1735 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 2340 tỷ đồng, tăng

605 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn năm 2010, gấp khoảng 1,35 lần. Đến năm 2012 nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt 3200 tỷ đồng, tăng 860 tỷ đồng so với năm 2012 , gấp 1,37 lần so với năm 2011 và gấp 1,85 lần so với năm 2010. Ta thấy rằng, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh khốc liệt từ các NHTM khác trên địa bàn nhưng Vietinbank Đơng Sài Gịn vẫn tăng trưởng mạnh về quy mô huy động vốn, vượt so với kế hoạch đặt ra. Đây là kết quả của sự đổi mới không ngừng các dịch vụ tiếp thị, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…Vietinbank Đơng Sài Gịn đã có nhiều cố gắng để tăng số dư tiền gửi của mọi thành phần kinh tế, củng cố khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)