2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀ
2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Ở Lào, bài viết “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào hiện nay” của Unkẹo Sipasợt (Tạp chí xây dựng Đảng điện tử, 24- 8-2009) khẳng định yếu tố quyết định để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách chính là cơng tác tổ chức, cán bộ. Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường vừa phải có tinh thần đổi mới, vừa phải giữ vững những vấn đề nguyên tắc như: phải quán triệt quan điểm giai cấp, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho tài năng nảy nở và phát huy, nhất là đối với cán bộ xuất thân công nhân, con em cơng nhân, gia đình có cơng với cách mạng, DTTS, phụ nữ. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão phải nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, vừa phải quan tâm việc đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài…
Bài viết “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” của Bunthoong Chitmany (Tạp chí xây dựng Đảng điện tử, 04-01-2011) đưa ra giải pháp “nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở nông thơn” bằng việc hồn thiện các khâu nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ; Tổ chức tốt việc thi tuyển công chức; Tăng cường tiếp nhận, bố trí những sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học làm công chức cơ sở để tạo nguồn cán bộ chủ chốt; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng; tự kiểm tra và kiểm tra; lắng nghe ý kiến của nhân dân... Cả hai bài viết đều cho thấy sự nhất quán trong việc tuân thủ các khâu của công tác cán bộ, điều này thể hiện tính tương đồng quan điểm của đảng cầm quyền ở Lào và ở Việt Nam trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ .
Luận án tiến sĩ Chính trị học “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nơng thơn Lào hiện nay” (2011) của La Chay Sinh Su Van cũng đề cập đến vấn đề cán bộ cơ sở, việc nâng cao chất lượng HTCT gắn liền với yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ - đội ngũ những người ưu tú, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt nhất trong cộng đồng các bộ tộc Lào ở cơ sở.
Bài viết “Đột phá về công tác cán bộ” của Litthi Sisouvong (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 02-12-2011) bàn về một trong bốn chính sách đột phá để hoàn thành kế hoạch xóa đói, giảm nghèo, đưa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thốt khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên khơng ngừng, đó là đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ. Trước hết phải bảo đảm đủ về số lượng, chỉ tiêu biên chế trong cơ quan HTCT và các ngành. Đồng thời, từng bước nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ, tập trung vào 6 công việc quan trọng: Đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ tổng thể; bố trí, luân chuyển cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kế thừa, thay thế cán bộ; chế
độ, chính sách đối với cán bộ. Theo tác giả, phải khách quan, công tâm khi đánh giá cán bộ. Ngăn chặn và từng bước khắc phục tình trạng lựa chọn, sử dụng cán bộ theo dòng họ, địa phương, bè phái. Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch phải tiến hành tham vấn, đặc biệt là tham vấn rộng rãi, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghiên cứu và thực hiện chính sách bố trí sinh viên đã tốt nghiệp đại học và trường dạy nghề về công tác ở cơ sở nhằm bổ sung lực lượng lao động ở cơ sở, đồng thời để tạo nguồn nhân lực trẻ trưởng thành từ thực tế. Đặc biệt, coi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên là giải pháp chủ yếu thực hiện đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn cán bộ có trình độ đáp ứng tốt u cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn phát triển mới của nước Lào.
Các tác giả Trung Quốc tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” (2004), đề cập đến nhiều kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ: “Khơng ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phịng biến chất và chống rủi ro” (tham luận của Hạ Quốc Cường) bằng việc nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, xây dựng đội ngũ nhân tài. “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” (tham luận của Tơn Hiểu Quần) thơng qua việc kiên trì học tập lý luận và rèn luyện thực tế, chọn người, dùng người theo tiêu chuẩn khoa học, cải tiến tác phong, thắt chặt liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa hình thức, quan liêu. “Phát huy đầy đủ vai trị của trường Đảng, làm tốt cơng tác giáo dục và đào tạo cán bộ” (tham luận của Giả Cao Kiến) theo phân tầng cương vị lãnh đạo, nhằm vào nhu cầu nhậm chức của cán bộ. “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (tham luận của Chu Phúc Khởi) là nhiệm vụ chiến lược, liên quan đến đại cục và lâu dài, đảm bảo đường lối của Đảng “100 năm không lay chuyển”… Những kinh nghiệm của các tác giả - vừa là nhà lý luận, vừa là nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản
Trung Quốc - cho thấy: ngoài việc khẳng định sau khi xác định đường lối chính trị thì cán bộ có vai trò quan trọng là “nhân tố quyết định” sự nghiệp của Đảng, và công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng ban lãnh đạo các cấp là “khâu then chốt của xây dựng Đảng”, thì các định hướng, giải pháp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc chú trọng tập trung vào các yêu cầu như: kiên trì (đối với tơn chỉ, tư tưởng chính trị của Đảng; đối với nhiệm vụ then chốt; đối với đấu tranh chống tham nhũng; xây dựng phong cách…), nắm chắc (các nguyên tắc, các khâu của công tác cán bộ,…), coi trọng, tăng cường (đối với những khâu quan trọng nhất như đào
tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cán bộ, phát triển đảng viên…) v.v.. Những kinh nghiệm nói trên có thể dùng trong đối chiếu, so sánh việc tạo nguồn cán bộ ở Tây Nguyên, đề xuất một số giải pháp cơ bản cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.