2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀ
2.1.1.2. Về chất lượng
- Nhìn chung nhóm nguồn gần đa phần hội đủ những yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có uy tín với quần chúng, đặc biệt là có xu hướng phát triển. Họ phát huy được vai trị của mình trong cơng việc được giao, nhiều người có
ý thức phấn đấu vươn lên rất tích cực, chủ động. Đối với vùng có đơng đồng bào DTTS, cán bộ nguồn thực sự cần cho sự ổn định và phát triển của mỗi địa phương. Khi khơng ít cán bộ người Kinh còn e dè, lúng túng trong giao tiếp, vận động, thuyết phục người DTTS do bất đồng ngơn ngữ, ít am hiểu phong tục, tập quán..., thì cán bộ nguồn DTTS ln làm tốt vai trị “cầu nối” giữa Đảng và Dân.
- Trình độ các mặt của nguồn đang từng bước nâng lên, nhiều nơi đạt và
vượt chuẩn do công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC người DTTS của các tỉnh
Tây Nguyên những năm qua thực hiện rất quyết liệt, đồng thời hiện có một số lượng không nhỏ nguồn là sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng đại học, trung cấp chuyên nghiệp bổ sung về.
Xã N’Thol Hạ (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), có 80% số dân là người DTTS. Nguồn CB, CC xã trước đây chủ yếu được phát hiện, tuyển chọn từ phong trào ở thôn, buôn, nay tỷ lệ này giảm dần, và xuất hiện nhóm nguồn mới là đội ngũ sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Vừa qua, xã thu hút được 5 sinh viên người DTTS về. Nguồn này hội đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xác định được trách nhiệm của mình trong cơng tác, chấp nhận hồn cảnh hiện có và ln có ý thức vươn lên để tồn tại, phát triển bản thân và đóng góp cho địa phương. Đến cuối năm 2011, có 4 người đã được tuyển vào công chức và 1 người được bầu vào chức danh Phó chủ tịch UBND, khẳng định chỗ đứng của mình trong đội ngũ CB, CC xã. Ở xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), 90% nguồn gần đã đạt chuẩn về học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, trong đó có người đã và đang chủ động tự đào tạo vượt chuẩn.
2.1.2. Hạn chế