.Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu mạng tại công ty phát triển công viên phần mềm quang trung , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 56)

4.5.2.1. Kết quả phân tích hồi quy bội

Để nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, phân tích hồi qui là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Để đánh giá mức độ phù hợp mơ hình đối với mơ hình hồi quy bội MLR, cần:

 Dựa vào hệ số xác định R2: phản ánh phần biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

 Kiểm định F trong ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mơ hình. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì có thể kết luận mơ hình hồi quy phù hợp.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy của mơ hình

Model R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số ước lượng Hệ số Durbin- Watson

1 .801a .642 .637 .32771 1.649

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

Dựa vào kết quả hồi quy trong bảng 4.8, cho thấy hệ số R2 là 0.642, tức là 64.2% độ biến thiên của biến phụ thuộc giá trị cảm nhận khách hàng được giải thích bởi các biến độc lập.

Hệ số Durbin – Watson = 1.649, đạt yêu cầu cho phép 1 < Di < 3

Kiểm định F sử dụng trong bảng 4.9 phân tích phương sai Anova với mức ý nghĩa Sig = 0.00. Như vậy, mơ hình hồi quy là phù hợp.

Bảng 4.9: Bảng phân tích Anova

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 62.878 4 15.719 146.369 .000b

Residual 35.118 327 .107

Total 97.996 331

Bảng 4.10: Bảng kết quả các hệ số hồi quy

Model

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã

chuẩn hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Dung sai VIF

1 (Constant) -.734 .211 -3.484 .001 F1 .527 .039 .515 13.442 .000 .746 1.341 F3 .074 .031 .079 2.363 .019 .986 1.014 F4 .177 .044 .153 3.990 .000 .744 1.344 F5 .439 .039 .385 11.279 .000 .939 1.065

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

Hệ số phóng đại phương sai VIF trong bảng 4.10 nằm trong khoảng chấp nhận được 1 < VIF < 10. Như vậy, cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, chứng tỏ rằng các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau.

Bốn biến độc lập trong mơ hình F1 (Chất lượng và danh tiếng), F2 (chất lượng hỗ trợ), F4 (phản ứng cảm xúc), F5 (giá cả tiền tệ) đều có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Y (giá trị cảm nhận khách hàng) vì hệ số Beta của bốn biến này là dương và đều có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa Sig < 0.05). Nghĩa là khi gia tăng mức độ của biến độc lập bất kỳ thì sẽ làm gia tăng giá trị cảm nhận khách hàng. Như vậy, mơ hình hiệu chỉnh lần 2 phù hợp với các giả thuyết:

 Giả thuyết H1: “Nếu chất lượng cảm nhận và danh tiếng về dịch vụ IDC

tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo” không bị

bác bỏ với mức ý nghĩa Sig = 0.00.

 Giả thuyết H3: “Nếu chất lượng hỗ trợ về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì

giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo” không bị bác bỏ với mức ý

nghĩa Sig = 0.019.

 Giả thuyết H4: “Nếu phản ứng cảm xúc của khách hàng về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo” không bị

 Giả thuyết H5: “Nếu giá cả mang tính tiền tệ cảm nhận về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo” không bị

bác bỏ với mức ý nghĩa Sig = 0.00.

Phương trình hồi quy tuyến tính của mơ hình có dạng

CPV = 0.515F1 + 0.079F3 + 0.153F4 + 0.385F5 4.5.2.2. Dị tìm sự vi phạm trong hồi quy tuyến tính

Từ hình 4.2 cho thấy biểu đồ có đường cong phân phối chuẩn (giá trị trung bình Mean= -7.80E-16 gần tiến về 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.994 gần bằng 1).

Từ hình 4.3 cho thấy biểu đồ điểm quan sát gần như hình thành nên đường thẳng.

Từ hình 4.4 cho thấy biểu đồ phân tán của giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized Predicted Value) và phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) phân tán ngẫu nhiên, khơng hình thành nên đường cong nào.

Như vậy phương trình hồi quy đạt yêu cầu.

Hình 4.2: Biểu đồ phần dư

Hình 4.3: Biểu đồ Q-Q Plot

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

.

Hình 4.4: Biểu đồ phân tán

4.5.2.3. Xem xét mối quan hệ ý nghĩa của từng biến

Với kết quả phương trình hồi quy trên cho thấy:

 Hệ số beta của F1 = 0.515, điều này có nghĩa biến F1 tức chất lượng cảm nhận và danh tiếng có tác động lớn nhất đến giá trị cảm nhận khách hàng. Như vậy, khi đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, thì chất lượng cảm nhận và danh tiếng sẽ được ưu tiên hàng đầu. Với hệ số beta như trên, có nghĩa là, với các điều kiện khác khơng đổi, thì khi chất lượng cảm nhận và danh tiếng về dịch vụ IDC tăng lên 1 đơn vị, giá trị cảm nhận khách hàng sẽ tăng lên 0.515 đơn vị.

 Hệ số beta của F3 = 0.079, điều này có nghĩa biến F3 (chất lượng hỗ trợ) có tác động yếu nhất đến giá trị cảm nhận khách hàng. Với hệ số beta như trên, có nghĩa là, với các điều kiện khác khơng đổi, thì khi chất lượng hỗ trợ khách hàng về dịch vụ IDC tăng lên 1 đơn vị, giá trị cảm nhận khách hàng sẽ tăng lên 0.079 đơn vị.

 Hệ số beta của F4 = 0.153, điều này có nghĩa biến F4 (phản ứng cảm xúc) đứng thứ 3 trong các biến độc lập có tác động đến giá trị cảm nhận khách hàng. Với hệ số beta như trên, có nghĩa là, với các điều kiện khác khơng đổi, thì khi phản ứng cảm xúc về dịch vụ IDC tăng lên 1 đơn vị, giá trị cảm nhận khách hàng sẽ tăng lên 0.153 đơn vị.

 Hệ số beta của F5 = 0.385, điều này có nghĩa biến F5 (giá cả tiền tệ) đứng thứ nhì trong các biến độc lập có tác động đến giá trị cảm nhận khách hàng. Với hệ số beta như trên, có nghĩa là, với các điều kiện khác khơng đổi, thì khi giá cả mang tính tiền tệ về dịch vụ IDC tăng lên 1 đơn vị, giá trị cảm nhận khách hàng sẽ tăng lên 0.385 đơn vị.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức dựa trên mơ hình đề xuất. Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo, giá trị của thang đo và kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu chính thức như sau:

- Từ 6 yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận khách hàng, sau khi phân tích nhân tố EFA, 6 yếu tố này được rút gọn thành 5 nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận khách hàng. Yếu tố chất lượng cảm nhận và yếu tố danh tiếng ban đầu được gộp lại thành 1 nhân tố. Các yếu tố khác cịn lại khơng thay đổi.

- Sau khi tiến hành phân tích tương quan và hồi quy bội, phương trình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng sau khi chuẩn hóa có dạng như sau: CPV = 0.515F1 + 0.079F3 + 0.153F4 + 0.385F5.

- Dựa theo phương trình trên, có thể kết luận được rằng, trong thị trường cung cấp dịch vụ IDC, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị cảm nhận khách hàng là chất lượng cảm nhận và danh tiếng. Yếu tố tác động mạnh thứ nhì là giá cả mang tính tiền tệ. Yếu tố tác động mạnh thứ ba là phản ứng cảm xúc. Và yếu tố tác động yếu nhất đến giá trị cảm nhận khách hàng là chất lượng hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu mạng tại công ty phát triển công viên phần mềm quang trung , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)