Phân tích năng lực cạnh tranh của Vietinbank bằng mơ hình năm áp lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 47 - 50)

của Michael E.Porter.

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ cần thiết phục vụ hoạt động ngân hàng (EVN, VNPT, DHL, Viettel, FPT…). Các sản phẩm dịch vụ này được cung cấp đa dạng với chất lượng cải thiện, giá cả hợp lý, thủ tục nhanh gọn, phục vụ mọi lúc mọi nơi và khi có trường hợp xảy ra sự cố, trục trặc kỹ thuật hay sản phẩm dịch vụ đầu vào không bảo đảm chất lượng sẽ được nhà cung cấp tích cực phối hợp giải quyết, khắc phục ngay. Do vậy áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp đối với các sản phẩm dịch vụ này không đáng lo ngại.

Bên cạnh những nhà cung cấp bên ngoài, các cổ đông tham gia quản trị ngân hàng cũng là một trong những nhà cung cấp vốn và hỗ trợ trong các hoạt động khác của ngân hàng. Đối tác chiến lược hiện nay của Vietinbank đều là những đối tác nước ngoài như ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), International Corporation Finance (IFC). Các đối tác này đã tạo cho Vietinbank một áp lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, đa dạng hóa chất lượng sản phẩm dịch vụ, đổi mới cơng nghệ để có thể đáp ứng u cầu của các đối tác nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Ngày nay cơ chế vay vốn đã khơng cịn là cơ chế xin cho nữa, khách hàng có quyền chọn lựa cho mình một ngân hàng tốt nhất để giao dịch. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân đang là áp lực lớn đối với các NHTM. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi thương hiệu ngân hàng khá thấp đối với khách hàng. Việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của Vietinbank hay Sacombank, ACB, DongAbank… không gây ảnh hưởng gì nhiều đến lợi ích hay sự thuận tiện mà khách hàng nhận được. Do đó, khách hàng dễ dàng chuyển đổi giữa các thương hiệu ngân hàng. Sự đa dạng thương hiệu ngân hàng của các sản phẩm dịch vụ làm cho lượng cung về sản phẩm dịch vụ nhiều khi lớn hơn rất nhiều so với lượng cầu. Dư cung sẽ làm áp lực từ người tiêu dùng tăng lên.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm dịch vụ thay thế

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ thay thế sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cải tiến, đa dạng về hình thức, chất lượng, tiện ích và giá cả lại có xu hướng ngày càng hấp dẫn. Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính với nhiều hình thức khác nhau như chuyển tiền bưu điện; bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm sinh lời; cho vay nội bộ qũy tín dụng nhân dân; cho vay diện chính sách; cho vay phục vụ đầu tư phát triển; cho vay trả góp mua xe gắn máy… từ các tổ chức, định chế tài chính khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, hiện tại các sản phẩm dịch vụ thanh tốn của ngân hàng cịn có sự cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ thanh toán của các tổ chức thanh toán điện tử qua mạng như VietPay, Golmart…

Như vậy, ngoài áp lực cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng thương mại trên địa bàn còn đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụ thay thế của các tổ chức, định chế tài chính khác. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của các tổ chức, định chế tài chính này thu hẹp hơn, có một số điều kiện ràng buộc nhất định chứ không rộng rãi, đại trà như các ngân hàng thương mại.

Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại

Càng có nhiều ngân hàng hoạt động trong cùng một địa bàn thì áp lực cạnh tranh càng gay gắt, để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, nhất là trong hoạt động huy động vốn buộc các ngân hàng phải có các chính sách khách hàng linh

hoạt, ưu đãi lãi suất, phí… Vì vậy sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.

Theo số liệu từ NHNN Việt Nam, tính đến thời điểm 30/05/2013 tại Việt Nam có 06 NHTM Nhà Nước, 01 Ngân hàng chính sách, 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong số các ngân hàng Việt Nam, Vietinbank nằm trong top 7 ngân hàng có quy mơ tổng tài sản và vốn điều lệ cao nhất. Top 7 ngân hàng đó bao gồm: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, EIB, Sacombank, ACB.

Các ngân hàng như Agribank, Vietcombank, BIDV có quy mơ khá lớn, cùng là khối ngân hàng nhà nước, chịu sự chi phối và được nhiều hỗ trợ bởi Chính phủ, NHNN và là đối thủ nặng cạnh tranh rất nặng ký với Vietinbank.

Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered Bank, Deustche Bank,… là những ngân hàng có ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, vốn tự có lớn, cơng nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Những ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh rất nặng ký của Vietinbank trên cùng một sân chơi bình đẳng, có cùng một khuôn khổ pháp lý, khơng cịn phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng, các rào cản bị gỡ bỏ.

Nhìn chung, áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng hiện đang hoạt động là rất lớn, đòi hỏi Vietinbank phải ln chủ động tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Áp lực cạnh tranh từ những ngân hàng có khả năng gia nhập ngành

Bước sang năm 2011, mọi rào cản đối với ngân hàng nước ngoài theo cam kết năm 2007 khi Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, được tháo dỡ. Đến năm 2008, Việt Nam “mở” toàn bộ các quy định khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngồi theo các cam kết trong khn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cùng với các cam kết gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)