Đặc tính kỹ thuật

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 134 - 135)

Khi triển khai SIP trong IMS các nhà phát triển nhận ra rằng có sự khác biệt so với phiên bản SIP cho Internet. Một số các mở rộng đƣợc định nghĩa trong các RFC bổ sung thêm các tính năng mới và làm cho SIP trở thành giao thức báo hiệu khá phức tạp. Việc sử dụng SIP cho việc thiết lập phiên trên những liên kết băng thông hạn chế nhƣ các giao diện vô tuyến hoặc các liên kết nối tiếp tốc độ thấp dẫn đến thời gian thiết lập cuộc gọi dài. Để khắc phục yếu điểm đó cơ chế nén báo hiệu gọi

là SigComp đã đƣợc phát triển bởi tổ chức IETF. Tiêu đề riêng P-Header (RFC 3329) nhƣ P-preferred-identity, th P-access-network-info, P-asserted-identity, P- calledparty- id đƣợc bổ sung thêm cho mạng IMS để cung cấp các dịch vụ riêng biệt. Các tiêu đề này đƣợc định nghĩa thêm để chuyển các thông tin xác đáng vào mạng nhƣng nó chƣa đủ để phát triển các phần tử chuẩn mực trong IMS. Các chuẩn mở rộng khác nhƣ chuẩn thỏa thuận bảo mật (RFC 3329), xác thực phƣơng tiện (RFC 3313), dành trƣớc tài nguyên trong IMS (RFC 3312), SDP mở rộng đƣợc đề xuất hỗ trợ thêm cho SIP trong IMS. So sánh với SIP của trong IETF mà ở đó chủ gọi sử dụng SIP yêu cầu một con đƣờng cụ thể trong tiêu đề Route. Trong IMS, P- CSCF loại bỏ con đƣờng này và đảm bảo tuân theo việc định tuyến SIP IMS. Các yêu cầu SIP luôn đƣợc định tuyến đến S-CSCF mạng nhà ở cả mạng khởi tao và kết cuối. S-CSCF sử dụng cơ sở dữ liệu ngƣời dùng (download xuống trong quá trình đăng ký) để liên kết với các AS SIP xử lý các yêu cầu SIP. Các tiêu chí lọc khởi tạo lúc đầu IFC (The Initial Filter Criteria) trong cơ sở dữ liệu thuê bao cung cấp một logic đơn giản để quyết định sẽ liên kết với AS nào. Các luật này mang tính ổn định tức là nó không thay đổi trong một chu kỳ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)