Một số đặc tính của báo hiệu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 35 - 36)

Nhằm đƣa ra góc nhìn tổng quát về báo hiệu trong hệ thống viễn thông hiện đại, ta xem xét một số đặc tính của báo hiệu gồm: bản tin xác nhận, bảo vệ bộ định thời, thỏa thuận tham số, nhận dạng kết nối/cuộc gọi, mô hình máy hữu hạn trạng thái,mã hóa và giải mã bản tin.

o Các bản tin xác nhận đƣợc yêu cầu do đặc tính không tin cậy tự nhiên của đƣờng truyền thông. Nhằm tăng độ tin cậy cho phiên truyền thông, một số cơ chế báo hiệu bắt tay “handshakes” đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp phƣơng tiện truyền thông không đảm bảo độ tin cậy.

o Bộ định thời đƣợc sử dụng để tránh hiện tƣợng trễ thông tin quá lớn do bản tin báo hiệu tổn thất hoặc gián đoạn. Bộ định thời đƣợc khởi tạo ngay sau khi bản tin đƣợc truyền đi, trong trƣờng hợp bản tin báo hiệu bị mất hoặc bị loại bỏ, bộ định thời sẽ quá hạn và bản tin đƣợc truyền lại. Nếu bản tin đến đƣợc đích an toàn và đƣợc xác nhận, bộ định thời ngừng đếm. Việc lựa chọn chính xác giá trị định thời rất quan trọng, nếu giá trị quá nhỏ thì bộ định thời sẽ thƣờng xuyên quá hạn. Nếu lựa chọn giá trị định thời lớn sẽ chống lại mục tiêu giữ thời gian và thƣờng đƣợc chọn khoảng gấp hai lần trễ truyền lan vòng giữa hai đầu cuối. o Thỏa thuận tham số truyền là lựa chọn tham số thực tế từ một tập tham số

bắt tay. Thủ tục bắt tay ba bƣớc cung cấp nhiều phạm vi thỏa thuận hơn so với bắt tay hai bƣớc.

o Mô hình máy hữu hạn trạng thái FSM (Finite State Machine) đƣợc sử dụng để mô hình hóa các thủ tục báo hiệu thông qua các trạng thái hữu hạn. Một mô hình điển hình gồm 3 trạng thái cơ bản: thiết lập, truyền dữ liệu và giải phóng cùng với các bản tin báo hiệu chuyển dịch giữa chúng.

o Trong các mạng truyền thông dữ liệu, báo hiệu thƣờng đƣợc mã hóa trong khuôn dạng TLV (Type-Length-Value). Các khối thông tin trong bản tin có thể đƣợc mã hóa theo kiểu TLV để thể hiện loại bản tin, độ dài bản tin và các nội dung thực của bản tin.

Phƣơng thức truyền bản tin báo hiệu có thể chia thành hai loại: điểm tới điểm và điểm tới đa điểm. Phƣơng thức truyền báo hiệu điểm tới điểm là phƣơng thức đơn giản, phổ biến nhất và đƣợc dùng cho hai điểm đầu cuối. Đối với các ứng dụng đa đƣờng hoặc quảng bá, phƣơng thức báo hiệu điểm tới đa điểm đƣợc sử dụng để thiết lập các kết nối từ điểm gốc tới các nút lá. Phƣơng thức này tiết kiệm đƣợc lƣợng băng thông báo hiệu phụ thuộc vào độ sâu và rộng của cây. Các điểm hạn chế gồm: khó thiết lập, quản lý và giải phóng kết nối báo hiệu; truyền thông đơn hƣớng và khó thiết lập thông tin từ nút lá tới nút gốc nhằm khởi tạo báo hiệu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)