Các lệnh và thủ tục trao đổi thông tin

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 80 - 86)

Giao thức MEGACO sử dụng 8 lệnh cơ bản trong giao diện điều khiển giữa MGC và MG. Bao gồm:

o Add: Đƣợc sử dụng để thêm một termination vào context, cũng có thể để tạo một context (nếu đó là termination đầu tiên trong context này).

o Modify: Sử dụng để thay đổi thuộc tính, sự kiện hay các báo hiệu ở một termination.

o Subtract: Sử dụng để xoá một termination khỏi context, cũng có thể là xoá luôn cả context (nếu đó là termination cuối cùng trong context này).

o Move: Chuyển một termination từ một context này sang một context khác. o Audit Value: Trả lại trạng thái hiện tại của termination (báo hiệu, sự kiện,

thuộc tính, số liệu thống kê).

o Audit Capability: Trả lại tất cả các giá trị có thể có của termination (báo hiệu, sự kiện, thuộc tính, số liệu thống kê).

Các bản tin MEGACO có thể đƣợc mã hoá bằng hai cách: mã hoá nhị phân (binary encoding) và mã hoá văn bản (text encoding).

Trong phƣơng pháp mã hoá nhị phân, tiêu chuẩn ISO/ITU ASN.1 đƣợc sử dụng. ASN.1 là ngôn ngữ định nghĩa cách gửi dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau. Nó định nghĩa ở các hệ thống theo cùng một cú pháp dữ liệu (trong các giao thức tầng ứng dụng). ASN.1 đƣợc viết bằng các ngôn ngữ khác nhau trong từng hệ thống sao cho phù hợp. Khi một hệ thống muốn gửi dữ liệu, hệ thống đó sẽ mã hoá dữ liệu cần gửi theo ASN.1, sau đó gửi đi. Hệ thống nhận sẽ tiến hành giải mã theo chuẩn định sẵn ASN.1. Các luật mã hoá theo chuẩn ASN.1 bao gồm : BER(Basic Encoding Rule), CER (Canonial Encoding Rule), PER (Package Encoding Rule), DER (Distinguished Encoding Rule). Việc sử dụng luật mã hoá nào là tuỳ ngƣời thiết kế.

Trong phƣơng pháp mã hoá văn bản, chuẩn ABNF đƣợc sử dụng (RFC2234). Có thể sử dụng 2 khuôn dạng : rút gọn (compact text) và đầy đủ (pretty text). Cả hai format đều có ƣu và nhƣợc điểm của mình. Khuôn dạng rút gọn cho bản tin có kích thƣớc nhỏ hơn, thời gian mã hoá ngắn hơn tuy nhiên độ tin cậy không cao bằng khuôn dạng đầy đủ.

Thiết lập cuộc gọi thông qua giao thức MEGACO/H248

Khi một đầu cuối nào đó nhấc máy và định thực hiện cuộc gọi, sự kiện off-hook này sẽ đƣợc phát hiện bởi MG quản lý. MG sẽ thông báo sự kiện này tới MGC mà nó trực thuộc. MGC sẽ chỉ định MG bằng một lệnh để gửi âm báo mời quay số tới đầu cuối đó, đồng thời bản đồ các con số cũng đƣợc MG này cập nhật từ MGC, để phục vụ cho việc thu các chữ số và gửi toàn bộ số đƣợc quay về MGC. Giả sử đầu

cuối bị gọi thuộc một MG khác nhƣng cùng đƣợc quản lý bởi MGC nhƣ trên hình 2.19. Quá trình thiết lập liên kết đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc cơ bản sau:

MGC yêu cầu MG thứ nhất thiết lập một kết nối tại điểm kết cuối thứ nhất. MG này sẽ phân bổ tài nguyên cho kết nối yêu cầu và đáp ứng lại bằng bản tin trả lời. Bản tin trả lời sẽ chứa các thông tin cần thiết để MG thứ hai có thể gửi các bản tin một cách tin cậy tới liên kết vừa thiết lập. Các thông tin này có thể là: địa chỉ IP, tên cổng UDP, TCP hay các thông tin đóng gói bản tin.

Tƣơng tự, MGC cũng yêu cầu MG thứ hai thiết lập một liên kết ở điểm kết cuối thứ hai. MG này phân bổ tài nguyên cho kết nối này trên cơ sở các thông tin trong bản tin đáp ứng của MG thứ nhất. MG thứ hai cũng đáp ứng lại bằng bản tin chứa các thông tin cần thiết nhằm đảm bảo MG thứ nhất có thể gửi các bản tin một cách tin cậy tới liên kết vừa thiết lập bởi MG thứ hai.

Các thông tin trong bản tin đáp ứng của MG thứ hai sẽ đƣợc gửi tới MG thứ nhất. Khi này liên kết đã đƣợc thiết lập, quá trình truyền thông có thể diễn ra theo hai chiều. Lƣu lƣợng đƣợc truyền tải nhờ các giao thức RTP hay RTCP.

Hình 2.19: Mô tả cuộc gọi MEGACO

Trong trƣờng hợp hai MG đƣợc quản lý bởi 2 MGC khác nhau, các MGC này sẽ trao đổi các thông tin báo hiệu thông qua một giao thức báo hiệu từ MGC này tới MGC kia (có thể là SIP hay H323) để đảm bảo đồng bộ trong thiết lập kết nối tới hai điểm kết cuối.

Khi liên kết đã đƣợc thiết lập, các tham số của nó đƣợc giám sát bởi MGC và có thể đƣợc thay đổi dƣới các lệnh của MGC (ví dụ nhƣ thêm một kết cuối vào liên kết).

Các bƣớc xử lý chi tiết đƣợc thể hiện thông qua lƣu đồ xử lý cuộc gọi trên hình 2.20. Giả sử có hai đầu cuối ngƣời sử dụng đƣợc kết nối với hai RGW. Trong đó, hai RGW này đƣợc quản lý bởi cùng một MGC. Quá trình MGC điều khiển các RGW diễn ra nhƣ sau:

Bước 1: Ban đầu MGC gửi lệnh Modify tới tất cả các RGW để phát hiện sự kiện

offhook.

Bước 2: Các RGW lần lƣợt trả lời lệnh trên của MGC bằng các reply

Bước 3: Giả sử ngƣời dùng A thuộc RGW1 offhook, sự kiện này sẽ đƣợc RGW1

báo cáo tới MGC bằng lệnh Notify.

Bước 4: MGC gửi reply của lệnh này cho RGW1.

Bước 5: MGC sẽ gửi lệnh Modify tới RGW1, lệnh này gồm 3 đặc tả (descriptor):

signal descriptor đƣợc sử dụng để gửi âm mời quay số tới ngƣời dùng A, digitmap descriptor chứa mô hình mẫu các số có thể quay theo kế hoạch đánh số, event descriptor liệt kê các gói DTMF, gói tin hoàn thành quay số và gói tin giám sát trạng thái onhook của đầu cuối.

Bước 6: RGW1 trả lời MGC bằng một reply.

RGW1 tiến hành xử lý các descriptor theo thứ tự signal, digitmap, event descriptor. Đầu tiên âm mời quay số sẽ đƣợc gửi tới termination A, sau đó digitmap sẽ đƣợc cập nhật vào cơ sở dữ liệu của RGW1, digitmap đƣợc kích hoạt khi RGW1 thu đƣợc sự kiện hoàn thành quay số. Termination A sau khi nhận đƣợc âm mời quay số sẽ tiến hành quay số.

Bước 7: Khi các con số đƣợc RGW1 thu đầy đủ và hợp lệ, chúng sẽ đƣợc gửi tới

Bước 8: MGC xác nhận lệnh trên bằng reply gửi tới RGW1.

MGC sau khi nhận lệnh trên sẽ phân tích số bị gọi và biết đầu cuối termination B đó thuộc RGW2 (giả sử đầu cuối này rỗi và sẵn sàng nhận cuộc gọi). MGC tiếp tục điều khiển RGW1.

Bước 9: MGC sẽ gửi cho RGW1 hai lệnh. Lệnh Add để tạo một context và thêm ngay termination A vào đó. MGC biết rằng termination B rỗi,nó sẽ gửi hồi âm chuông cho termination A. Lệnh thứ 2 để tạo một đầu cuối logic A và thêm đầu cuối này vào context vừa tạo ra.

Bước 10: RGW1 sẽ gửi reply cho MGC bao gồm contextID(1), địa chỉ IP và số

cổng dành cho lƣu lƣợng.

Bước 11: MGC sẽ gửi tới RGW2 2 lệnh. Lệnh 1 để tạo một context và Add

termination B vào context này. Báo hiệu chuông cũng đƣợc gửi tới termination B nhờ signal descriptor. Lệnh thứ hai sẽ tạo một đầu cuối logic B và thêm đầu cuối này vào context vừa tạo ra. Các thông tin địa chỉ IP, số cổng của termination A cũng đƣợc gửi tới RGW2.

Bước 12:RGW2 sau khi nhận lệnh sẽ thực hiện lệnh và gửi kết quả thực hiện tới

MGC, bao gồm contextID(2), địa chỉ IP và số cổng dành cho lƣu lƣợng. MGC đợi cho termination B offhook.

Bước 13: Khi termination B offhook, RGW2 sẽ báo cáo với MGC bằng lệnh Notify.

Bước 14: MGC đáp ứng bằng một reply.

Bước 15: MGC gửi lệnh Modify để chuyển 2 termination ở RGW2 sang chế độ gửi

và nhận . Signal descriptor cũng ngắt báo hiệu chuông ở termination B. Event descriptor chuẩn bị sự kiện onhook để chờ.

Bước 16: RGW2 trả lời bằng reply.

Bước 17: MGC gửi lệnh Modify tới RGW1 để chuyển chế độ của 2 termination

sang chế độ gửi và nhận, ngắt hồi âm chuông ở termination A, thông báo các thông tin về địa chỉ IP, số cổng cho đầu cuối logic A.

Bước 18: RGW1 sau khi thực hiện các lệnh trên sẽ gửi reply cho MGC. Lúc này hai

đầu cuối có thể trao đổi lƣu lƣợng theo các giao thức RTP/RTCP. Giả sử ngƣời dùng A đặt máy, sự kiện này đƣợc RGW1 phát hiện và báo cáo với MGC qua lệnh Notify.

Bước 19: RGW1 gửi lệnh Notify cho MGC báo cáo ngƣời dùng A offhook.

Bước 20: MGC gửi reply cho RGW1.

Bước 21: MGC gửi lệnh Modify tới RGW2 yêu cầu chuyển hai đầu cuối ở context 2

sang chế độ chỉ nhận và gửi âm báo bận tới đầu cuối ngƣời dùng A.

Bước 22: RGW2 thực hiện lệnh và gửi reply cho MGC.

Bước 23: MGC gửi lệnh Subtract tới RGW1 yêu cầu xoá 2 termination trong

context 1, đồng thời xoá luôn context 1. Các số liệu thống kê mà MGC yêu cầu đƣợc chỉ ra trong Audit descriptor.

Bước 24: RGW1 thực hiện lệnh và gửi reply cho MGC bao gồm các thông tin thống

kê về liên kết vừa thiết lập.

Bước 25: Tƣơng tự bƣớc 23, nhƣng thực hiện với RGW2.

Bước 26:Tƣơng tự bƣớc 24, nhƣng thực hiện với RGW2.

Nhƣ vậy, trên mối quan hệ điều khiển Client/Server các giao thức điều khiển nhƣ MGCP và Megaco/H.248 đóng vai trò làm bộ thủ tục cho các lệnh điều khiển, các bản tin báo hiệu, chỉ định vùng tài nguyên cho các kết nối. Tính đơn giản và hƣớng tới đảm bảo chất lƣợng dịch vụ là hai mục tiêu chính của các hệ thống giao thức.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)