Sai phạm về tính hợp lý của quyết định hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với quyết định hành chính (Trang 61 - 65)

2.2. Một số sai phạm thƣờng gặp trong ban hành và thực hiện

2.2.2. Sai phạm về tính hợp lý của quyết định hành chính

2.2.2.1. Vtính kp thi và khả năng dựbáo ca quyết định hành chính

Trong thời gian qua, mặc dù việc soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhìn chung, số lượng văn bản tồn đọng vẫn còn nhiều.

Theo thống kê chưa đầy đủcủa Hội đồng dân tộc và các ủy ban, từ đầu nhiệm kỳQuốc hội khóa 11 (năm 2002) đến ngày 30/4/2005, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần ban hành 3.980 văn bản để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết. Nhưng thực tếchỉ có 3.260 văn bản được ban hành, đạt 82%. [30]

Đặc biệt có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc nhiệm kỳ Khố X, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Thậm chí có những luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung trong khi vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của pháp luật hiện hành.

văn bản chậm đi vào cuộc sống, chậm trễtrong việc triển khai văn bản của cơ quan trung ương.

Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn đã làm cho pháp luật chậm được thực thi, làm giảm hiệu quả và hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống. Mặt khác, tình trạng phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được luật, pháp lệnh, nghị quyết như hiện nay cũng đã tạo ra thói quen cho các đối tượng phải chấp hành pháp luật là họ chỉ thực hiện luật, pháp lệnh khi đã có văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành. Những biểu hiện tâm lý này đã không chỉ bất lợi cho việc chấp hành pháp luật từ phía các tổ chức, cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước ta.

2.2.2.2. Vkhả năng đáp ứng nhu cu phát trin kinh tế, xã hi, phn ánh ý chí nguyn vng ca nhân dân

Trong giai đoạn chuyển từnền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, sự phù hợp của quy định, chính sách trong văn bản với quy luật kinh tế và tính dự báo về phát triển kinh tế-xã hội là hết sức quan trọng nhằm đưa nền kinh tế vận hành theo đúng quy luật thị trường và tránh được rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một trong những nguyên nhân gây bất ổn trên thị trường là do quyết định ban hành chưa tính đến yếu tốnày một cách thấu đáo. Việc quyết định hành chính cùng các biện pháp can thiệp quá sâu vào các hoạt động của thị trường, khiến thị trường không vận hành đúng quy luật cung cầu dẫn đến tác động ngược trở lại đến phát triển kinh tế và các doanh nghiệp phải "lách luật" để"tồn tại".

2.2.2.3. Vtính khthi

Văn bản phù hợp của văn bản với khả năng, điều kiện thực hiện thì mới phát huy được hiệu lực trên thực tế. Ví dụ như Nghị định số 32/2007/NĐ-CP

về cấm xe tự chế ban hành mà chưa có phương án giải quyết "miếng cơm, manh áo" cho người dân chạy xe và gia đình của họ...

Những văn bản chưa hợp lý như vậy tạo ra sự bấtổn định xã hội, làm cho người dân, cơ quan, tổchức không yên tâm sinh sống, lao động sản xuất, tạo dư luận bất an.

2.2.2.4. Vngôn ngữ, văn phong

Văn bản sử dụng ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt nội dung thông tin. Việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, phù hợp giúp thơng tin được truyền đi chính xác, rõ ràng, dễhiểu và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản của cơ quan nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Trong các văn bản hiện nay có thể phát hiện thấy đa dạng các loại lỗi ngôn ngữ như lỗi dùng từ, sửdụng thuật ngữ, đặt câu, dùng dấu câu thiếu chuẩn xác, dùng từ ngữ địa phương, sử dụng cách diễn đạt thuộc ngơn ngữ nói trong văn bản, diễn đạt khơng chính xác, rõ ràng, lủng củng, dài dịng, khó hiểu... Có thểnói, tỷlệ văn bản thiếu chuẩn xác vềngơn ngữ hiện nay là khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng văn bản. Có trường hợp do sửdụng ngơn ngữthiếu chính xác gây hiểu sai ý đồban hành và tạo "kẽhở pháp luật".

Nhiều vấn đề như viết hoa, viết tên riêng và phiên âm tiếng nước ngoài do chưa có quy định nên thiếu thống nhất vềcách viết; chưa có những nghiên cứu chuyên biệt và hướng dẫn cụ thể về các vấn đề như đặt tiêu đề cho đề mục trong văn bản, đặt tên một tổ chức, cách định nghĩa thuật ngữ. Ví dụ: có tổchức được đặt tên gồm tới 50 chữ: “Quỹ ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia gii, người có trình độ cao tham gia cng hiến cho snghip xây dng và phát trin Thủ đô - Thu hút sdụng, đào tạo, bi

dưỡng tài năng trẻ và ngun nhân lc cao. Những ví dụ trên cho thấy việc sửdụng ngơn ngữ trong văn bản cịn thiếu tính khoa học, logic, hệthống.

Giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay cũng là thời kỳ hệ thống từ vựng trong lĩnh vực hành chính - pháp lý rất phát triển nhằm biểu đạt những khái niệm hay hiện thực mới. Tuy nhiên đểbiểu đạt những khái niệm hay hiện thực mới, trong văn bản của Nhà nước hiện nay đã xuất hiện hiện tượng quay trởlại sửdụng từcổ, từHán - Việt, gây khó hiểu và xa lạvới người thực hiện. Ví dụ như lưu ký, chứng thư, chứng quyn (trong lĩnh vực chứng khốn); di ch, thơng quan (trong lĩnh vực hải quan); cung thủ, cơ thủ và có cả bowling thủ (trong lĩnh vực thể thao)... Bên cạnh đó là xu hướng dùng từ nước ngoài (VTP, website, blog, show diễn...). Trong quá trình phát triển tiếng Việt, việc dùng từ Hán - Việt hay dùng từ nước ngoài trong nhiều trường hợp là cần thiết và phù hợp, nhưng trường hợp khác lại trở thành lạm dụng. Tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, các từ mới, thuật ngữ mới cần phải được thẩm định vềngôn ngữvà sàng lọc cần thận trước khi đưa vào văn bản.

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa tính hợp pháp và tính hợp lý, như:

Mt là, quyết định hành chính có thểhợp lý, hợp pháp tại thời điểm ban hành nhưng do thời gian trôi qua, những thay đổi khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ trong khi cơ quan có thẩm quyền chưa kịp sửa đổi, ban hành mới làm cho quyết định trởnên lỗi thời và khơng hợp lý. Ví dụ: theo Thơng báo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch SARS và cúm A H5N1, trong tháng 7/2005 đã có 4 tỉnh, thành phốlà Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp và Hà Nội tái xuất hiện dịch cúm gia cầm. Trước diễn biến bất thường của dịch cúm gia cầm, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương xây dựng ngay kế hoạch hành động khẩn cấp để chủ động đối phó dịch bệnh 4. Ngày 11/7/2005, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị 25/2005/CT-UBND về việc cấm nuôi, xuất nhập, vận chuyển, chế biến, kinh doanh gia cầm, chim cảnh. Việc cấm nuôi, xuất nhập, vận chuyển, chế biến,

kinh doanh gia cầm, chim cảnh là một trong những biện pháp hiệu quả để chống dịch cúm gia cầm. Vào thời điểm này, Chỉ thị 25/2005/CT-UBND ra đời đáp ứng yêu cầu tính hợp pháp và hợp lý. Nhưng nếu dịch cúm gia cầm đã hết mà Chỉ thị 25/2005/CT-UBND vẫn cịn hiệu lực, nó sẽ khơng đảm bảo tính hợp lý. Có những quyết định sau khi ban hành mới thấy những bất cập cịn tồn tại. Do đó,

Hai là, quyết định ngay từ khi được ban hành đã không hợp lý vì chỉ phù hợp với địa phương này mà không phù hợp với địa phương khác do những điều kiện đặc thù của vùng, miền. Ví dụ: mỗi địa phương, mỗi cấp có cơ sở hạ tầng, điều kiện khác nhau nên việc quy định một mức tiền phạt áp dụng chung cho tất cảlà không hợp lý. Đơn cửlà vấn đềxửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định mức phạt như nhau cho mọi địa phương. Trong khi mỗi địa phương mỗi khác, miền núi khác miền xuôi, nông thôn khác thành thị về địa lý, điều kiện kinh tế, tập quán, thói quen, ý thức pháp luật nên thành phố (TP.) Hồ Chí Minh và Hà Nội nhiều lần “xin” tăng mức phạt lên so với những địa phương khác để đáp ứng yêu cầu hợp lý.

Ba là, kỹ thuật lập pháp nói chung còn h ạn chế cũng là một lý do dẫn đến sựmâu thuẫn giữa tính hợp pháp và tính hợp lý.

Khơng giống như trong thơ văn “ý tại ngôn ngoại”, quyết định hành chính là sự thể chế hóa ý chí của chủ thểquản lý vào hoạt động quản lý nhà nước nên phải “ý trong lời”, văn phong rõ ràng, chuẩn mực.

2.3. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng đáp ứng yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với quyết định hành chính (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)