2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU
2.2.3.4. Mơi trường vĩ mơ:
Từ giữa tháng 11/2010, NHNN mạnh tay áp dụng hàng loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ trực tiếp hay gián tiếp để kiểm sốt lạm phát và sức mạnh đồng nội tệ,
chấp nhận hy sinh ngắn hạn. Ngay sau các biện pháp này, lạm phát và lãi suất nhanh chĩng gia tăng vàđạt mứccao hơn nhiều so với cùng kỳ 2009:
- Lạm phát: nguyên nhân đằng sau lạm phát của Việt Nam là tăng cung tiền (lạm phát do cầu kéo), chi phí đầu vào tăng (lạm phát do chi phí đẩy) và đầu tư vào tín dụng tăng – tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam bằng 130%GDP. Giá cả của hầu hết các mặt hàng khác tăng lên, thơng tin siết tín dụng vào chứng khốn, lĩnh vực phi sản xuất đãđẩyVN-Index về sát mốc 450 điểm.
- Lãi suất ngân hàng đang liên tục leo thang: đầu năm 2011, lãi suất cho vay ở các ngân hàng đã bị đẩy lên đến con số 20%/năm, gây sốc cho thị trường tài chính và các nhà sản xuất kinh doanh.
- Nhập siêu cũng là mối lo của nhiều nhà đầu tư bởi gây áp lực lên cán cân thanh tốn, giảm dự trữ ngoại hối cũng như xu thế mất giá của VND.
- Ngồi ra, chi ngân sách vẫn ở mức độ lớn, hiệu quả sử dụng vốn cịn thấp so với các nước, đặc biệt là những nước trong khu vực ASEAN…hoạt động kém hiệu quả của Tập đoàn kinh tế nhà nước, điển hình là tập đồn Vinashin mà hậu quả của nĩ sẽ cịn kéo dài và tácđộng tiêu cực tới nhiều vấn đề kinh tế- xã hội.
TTCK trong năm 2010 biến động bám khá sát động thái điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và triển vọng kinh tế vĩ mơ. Trong khi đĩ, các yếu tố khác đặc biệt là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng cĩ nhiều tác động lên diễn biến thị trường. Tình hình khơng mấy khả quan của TTCK hiện nay đã tác động tiêu cực đến khơng chỉ hoạt động của các quỹ đầu tư chủ yếu vào chứng khốn mà cịn của các loại hình quỹ đầu tư khác.
Bảng 2.6: So sánh tăng/ giảm của các chỉ sốchứng khốntrong khu vực STT Quốc gia % Thay đổi STT Quốc gia % Thay đổi
1 Indonesia 46,13 6 Singapore 10,87 2 Thái Lan 40,60 7 Đài Loan 8,88 3 Philippines 38,52 8 Việt Nam -2,04
4 Malaysia 21,95 9 Nhật Bản -3,01 5 Hàn Quốc 21,88 10 Trung Quốc -15,79
- Rủi ro tỷ giá cũng là một trong những quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào quỹ trong nước do họ phải gĩp vốn hoàn tồn bằng tiền Việt Nam ngay khi quỹ được thành lập. Thời gian giải ngân của quỹ thường kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư và tình hình thị trường. Trong khi, nếu đầu tư dưới hình thứcgián tiếp thơng qua quỹ nước ngồi,nhà đầu tư khơng bắt buộc phải chuyển đổi toàn bộ ngoại tệ ngay khi bắt đầu đầu tư mà cĩ thể chuyển đổi từng phần để giải ngân theo tiến độ đầu tư.
Việc khơng được rút vốn trước hạn cũng gây quan ngại về rủi ro tỷ giá. Nếu đầu tư dưới hình thức gián tiếp,nhà đầu tư cĩ thể linh hoạt trong việc lựa chọn giữ đồng tiền nào cĩ lợi hơn, nhất là trong điều kiện đồng Việt Nam liên tục bị phá giá thời gian gần đây: năm 2009 phá giá 01 lần 5,4%; năm 2010 phá giá 02 lần 3% và 2,9%; tháng 2/2011 phá giá 9,3%.
Ngồi ra, rủi ro tỷ giá cũng tác động trực tiếp đến NAV của các quỹ nước ngồi khi họ thối vốn hiện thực hĩa lợi nhuận. Cơng bố gần đây của VinaCapital cho biết, hai quỹ VOF và VNI của họ đã mất 43,2 triệu USD, NAV ước giảm hơn 4% do sự mất giá của VND. Ơng Chris Freund – Tổng giám đốc Mekong Capital thừa nhận: “Việc mất giá của nội tệ cĩ thể ảnh hưởng tiêu cực đến khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian ngắn, vì hoạt động của các quỹ nước ngồi chủ yếu bằng tiền USD hoặc các ngoại tệ khác. Sự suy giảm của VND so với USD sẽ làm cho khoản lợi nhuận của các danh mục đầu tư hiện hành trở nên thấp hơn”.
- Rủi ro chính sách: Ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mối quan ngại lớn là rủi ro chính sách do họ rất khĩ dự báo để hoạch định chính sách cho mình. Như tại Mỹ, khi cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị điều chỉnh chính sách nào đĩ, liên quan đến lãi suất hay cung tiền, bao giờ cũng cĩ những thơng tin định hướng trước, chẳng hạn như: “Nền kinh tế của chúng ta đang cĩ dấu hiệu tăng trưởng chậm lại”. Những thơng điệp kiểu này sẽ giúp giới đầu tư, người dân hiểu rằng, FED sẽ giữ nguyên lãi suất, hoặc duy trìở mức thấp.
Trong ngắn hạn, tỷ giá chưa ổn định, lạm phát ở mức cao, các biện pháp khuyến khích nhà đầu tư cũ và mới tham gia thị trường chưa được thực hiện mạnh mẽ đang là các yếu tố chínhcản trở dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Vẫn cịn nhiều thách thức đối với thị trường trong thời gian tới, do những ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp từ vấn đề lãi suất, tỷ giá, lạm phát, nợ cơng, thâm hụt thương mại… Kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển bền vững hay khơng phụ thuộc rất lớn vào những động thái của Chính phủ và NHNN.