Các thể 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ được dùng chủ yếu trong thơ thiếu nhi

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 98 - 100)

Chương 2 THƠ VIỆT NAM SAU 1986 VỚI NHU CẦU TRỮ TÌNH MỚI

3.1. Sự hiện diện bình đẳng các thể thơ

3.1.1.2. Các thể 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ được dùng chủ yếu trong thơ thiếu nhi

Các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ với đặc điểm là câu thơ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, gieo vần đơn giản, tùy hứng, không cầu kỳ, lắt léo nên được sử dụng phổ biến trong giai đoạn 1945 - 1975, đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1954 với mục tiêu phục vụ công - nông - binh. Những bài thơ nổi tiếng nhất thời đó, được

thuộc lịng trên những nẻo đường kháng chiến, như Thăm lúa của Trần Hữu

Thung, Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Lên Cấm Sơn của Thôi Hữu

Có lẽ vì tính chất Sau 1986, các thể này chủ yếu được vận dụng trong thơ cho thiếu nhi, ít dùng cho độc giả người lớn. Các cây bút thiếu nhi cũng chỉ làm theo các thể thơ này. Chẳng hạn, bài thơ bốn chữ của Tế Hanh:

Mùa xuân đi rồi Nhiều hoa vắng mặt Như chị hoa đào Ra đi trước nhất

(Hoa cỏ - Tế Hanh) Bài năm chữ của Xuân Quỳnh:

Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”

(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

Bài sáu chữ của Đỗ Trung Quân: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học con về rợp bướm vàng bay…

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Trong 50 bài thơ hay nhất của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi đều là thơ 4 chữ hoặc năm chữ.

Thách anh trâu đấy Đánh được sáo đen Anh quật đuôi lên Sáo sà xuống đất Anh quay sang húc

Sáo lại lên lưng Sáo mổ tứ tung Là anh thua nhé

(Sáo đậu lưng trâu - Phạm Hổ)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)