Nghĩa được tạo sinh từ sự kết hợp nhiều ấn tượng giác quan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 144 - 147)

Chương 2 THƠ VIỆT NAM SAU 1986 VỚI NHU CẦU TRỮ TÌNH MỚI

4.2. Đề cao vai trò tạo nghĩa của chữ

4.2.2.1. Nghĩa được tạo sinh từ sự kết hợp nhiều ấn tượng giác quan

Tạo sinh nghĩa từ ấn tượng thị giác của chữ, vấn đề tưởng không mấy khả thi

bởi ấn tượng thị giác vốn là đặc quyền của “ngôn ngữ” hội họa. Tuy nhiên, những nhà cách tân thơ đã tìm ra yếu tố “hội họa” của chữ. Thứ nhất, đó là khai thác ấn tượng thị giác từ việc sắp xếp con chữ, tổ chức con chữ. Đặng Đình Hưng tạo nên hình ảnh và nhịp điệu mùa xuân bằng ấn tượng thị giác của cấu trúc chữ này: Xanh

em/ xanh mấy mùa/ xanh anh/ xanh mấy em mùa/ hương em/ hương mấy em/ mùa hương/ mùa hương đi tóc xanh/ mắt xanh/ tình xanh/ đi nơi xanh/ rừng xanh/ tìm xanh/ tìm anh (Xuân mùa). Chữ “xanh” và chữ “hương” là hai nhân tố chính tổ chức

nên ấn tượng đặc trưng của mùa xuân. “Xanh” - màu của ấn tượng thị giác khi nghĩ về mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa tái sinh sự sống. Chữ “xanh” gắn với “anh” và “em” (xanh anh, xanh em) gợi liên tưởng ấn tượng về những hình ảnh trẻ trung, dồi dào sức sống. Tác giả tạo ấn tượng thị giác về một thế giới xanh trong

trị chơi chữ nghĩa: xanh anh, xanh em, tóc xanh, mắt xanh, tình xanh, nơi xanh,

rừng xanh… Mùa xuân cũng là “mùa hương” và cũng được gợi lên từ ấn tượng

khứu giác: hương em, hương mùa, hương tóc... Cách tổ chức ngơn từ dưới lớp vỏ ngẫu hứng nhưng lại tái hiện thật tài hoa bức tranh cuộc sống từ bên ngoài đến bản chất bên trong.

Hoàng Cầm cũng tạo nên những lớp hình ảnh đa nghĩa từ cách sắp đặt chữ đầy ấn tượng:

Sau chùa tát đêm chao chát Gầu dai ai vớt chị ơi

Lòa lõa thân trăng.

Câu thứ nhất chữ đã được sắp xếp không theo trật tự giải nghĩa thông thường:

Sau chùa tát đêm chao chát. Mỗi chữ là một thơng tin rời nhưng có sức liên tưởng

mênh mang: không gian chùa, tát nước, đêm… Hai chữ “chao chát” vang lên âm thanh tiếng gầu va đập nước. Khơng gian nghiêm cấn hịa trộn với khơng gian bí ẩn, khơng gian tình tứ. Một ẩn ức riêng tư vang lên: Gầu dai ai vớt chị ơi. Ở đây không phải là câu chuyện “vớt gầu dai”, đây chỉ là cách nói ẩn ý về mong ước hạnh phúc

khơng thành. Ám ảnh cịn lại trong tâm trí chủ thể trữ tình là ấn tượng thị giác xen lẫn với linh giác: Lòa lõa thân trăng. Có thể nhận thấy, tác giả đã sử dụng cùng lúc nhiều “kỹ thuật” bút pháp, trong đó, kỹ thuật sắp xếp chữ đã góp phần quan trọng tạo tiền đề cho những kỹ thuật khác tạo sinh nghĩa cho chữ.

Song, tạo sinh nghĩa từ ấn tượng thị giác phải kể tới cách “vẽ chữ” của Trần Dần. Ở phần “Lời & Không lời”, tác giả vẽ các phụ âm, nguyên âm thành những hình ảnh, hình thù theo nghệ thuật trừu tượng và siêu thực. Để thưởng thức những “bức tranh chữ” này cần tới những kiến thức hội họa mà không phải ai cũng biết. Theo tác giả Nguyễn Liên, “ở Trần Dần, không chỉ hội họa mà thơ cũng đã được ơng mở rộng cửa đón những tính chất thị giác của nghệ thuật tạo hình. Cả Thơ và Họa cùng được ơng xóa đi cái biên giới trường tồn và khó khăn, để cùng gia nhập một cái tên chung, cũng khó khăn, cũng nguy hiểm cho người sáng tạo, lẫn người thưởng thức. Cái tên ấy là Nghệ Thuật” [22; tr. 295].

Tạo sinh nghĩa từ cách chơi chữ: từ “đồng âm”, cùng nghĩa nhưng khác âm, “nhái âm”: Sử dụng từ đồng âm hoặc từ cùng nghĩa nhưng khác âm để tạo sinh

nghĩa cho từ không phải quá mới mẻ trong thơ Việt. Những cách chơi chữ: Da

trắng vỗ bì bạch; Đi tu phật bắt ăn chay/ Thịt chó ăn được thịt cầy thì khơng; Mùa xuân em đi chợ hạ/ mua cá thu về chợ hãy cịn đơng/ ai nói với anh em đã có chồng/ bực mình đổ cá xuống sơng em về; Giả đị neo chiếc thuyền tình/ Bạn bè mối lái, tơ mành gấp ghe.v.v…

Các nhà thơ có xu hướng cách tân cũng đã khai thác kỹ thuật này nhưng có sự phối hợp nhiều kỹ thuật với nhau tạo ấn tượng mới mẻ, hiện đại hơn: Trắng vỗ hồ ô

Trúc Bạch/ Bước động ngày thon róc rách (Vào hè - Lê Đạt). Câu thơ vừa có kỹ

thuật chơi chữ: trắng - Trúc Bạch; vừa có kỹ thuật tạo âm thanh của chữ: vỗ hồ ơ, róc rách; vừa có kỹ thuật nhân hóa: bước động, ngày thon… Con người và thiên nhiên tạo vật không chỉ dừng ở đối tượng so sánh và đối tượng bị/ được so sánh mà hòa quyện vào nhau là một. Cùng với những câu thơ khác trong bài thơ, tác giả huy động cả kỹ thuật “tẩy sạch nghĩa tiêu dùng” quen thuộc, sắp đặt lại chữ để tạo ra trường nghĩa mới: Sóng địng buồm nhấp nhơ thơm/ Tóc liễu trường tân thơ cổ (…)/

hồ… Những lớp nghĩa mới được tạo ra từ những thay đổi cấu trúc chữ này: sóng địng, buồm thơm, anh đời, em mát, nắng rồ… Người đọc không thể thưởng thức

bài thơ theo lối thông thường mà phải “sáng tạo lại” theo sở thích hoặc theo kiến văn của mình. Đó là lý do những bài thơ theo hướng cách tân thường bị “phân hóa” quan điểm, thái độ thưởng thức theo những chiều hướng rất ngược nhau, người khen khen hết lời và người chê cũng tỏ thái độ rất quyết liệt. Trong tập Bóng chữ,

Lê Đạt thử nghiệm hướng cách tân này và khơng ít bài đã thành cơng: Bóng chữ,

Quan họ, Sông quê, Át cơ, Bạch Cư Dị…

Tạo nghĩa bằng kỹ thuật “nhái âm”: Đây thực sự là sáng tạo mới trong kỹ

thuật chơi chữ. Nhái âm tức là tìm ra những âm vị na ná nhau, chữ có âm “nhái”

mới đem lại sắc thái nghĩa mới: Nắng tạnh heo mày hoa lạnh/ Mimôza chiều khép

cánh mi môi xa (Mimơza). Có lồi hoa đẹp lộng lẫy tên là Mimosa, Lê Đạt đã

“nhái” tên loài hoa ấy để tạo ra hình tượng thơ lạ: mi mơi xa. Ấy là chưa kể hai chữ

heo mày nhái âm của hai chữ “heo may”. Ba chữ: mày, mi, môi gắn với loài hoa

xinh đẹp vẽ nên gương mặt thiếu nữ huyền hoặc, lãng mạn. Tiếng xắc xô cong đoạn

tình mưa lụt/ Để xơlơ buồn khúc ruột xelơ (Xôlô). “Xắc xô” (xắc xô phôn) là trên

một loại kèn có hình dáng uốn cong thành nhiều vịng, “xơlơ” (solo) là độc diễn, xelơ là tên loại xe xích lơ, tác giả ghép ba từ phiên âm tiếng nước ngoài nghe na ná như nhau (gần với từ đồng âm) để diễn đạt ý nghĩa mới từ những liên tưởng: ruột kèn cong với màn độc diễn khúc nhạc buồn (mưa lụt) làm đau lòng hoặc chia sẻ với nỗi đau lòng của người lao động khốn khổ (xelơ). Lê Đạt có cả chùm bài theo kiểu nhái âm này: Bống bống, Cỏ lú, Phả Lại, Bãingà, Nôem, Rét “nàng xa”…

Ly Hoàng Ly trong tập Lơ lơ cũng có một số bài sử dụng kỹ thuật này: Mỏng

mòng mong, Ngoặc đơn trong đêm, Performance ham bơ gơ… Tuy nhiên, ở Ly

Hoàng Ly sắc thái “nhại” rõ nét hơn “nhái”. Chẳng hạn, trong bài Performance ham

bơ gơ chữ ham bơ gơ được “nhại” nhiều lần diễn đạt các cung bậc thái độ, cảm xúc

khi bữa ăn lặp đi lặp lại một món, một sự bất lực, nỗi khổ tâm của người không thay đổi được cuộc sống, điều kiện sống của mình: Một chiếc ham bơ gơ/ Hai chiếc ham

bơ gơ/ Ba chiếc ham bơ gơ/ Buồn chiếc ham bơ gơ/ Vui chiếc ham bơ gơ/ Chán chiếc ham bơ gơ/ Mệt chiếc ham bơ gơ/ Phiền chiếc ham bơ gơ/ Bực chiếc ham bơ

gơ/ Cáu chiếc ham bơ gơ/ Vứt chiếc ham bơ gơ… Như vậy, ở bài thơ này chữ ham bơ gơ không mang thông điệp nghĩa, nghĩa của câu thơ đến từ sự sắp đặt chữ. Có

thể thay chữ ham bơ gơ (tên một loại bánh) bằng một tên một loại bánh khác mà

nghĩa của bài thơ vẫn khơng thay đổi.

Nhìn chung, cách tạo nghĩa này khơng có mấy cây bút theo đuổi và không tạo được sự sơi nổi cần thiết để hình thành nên một trào lưu hay xu hướng thơ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)