Sự trở lại của các thể thơ Đường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 100 - 102)

Chương 2 THƠ VIỆT NAM SAU 1986 VỚI NHU CẦU TRỮ TÌNH MỚI

3.1. Sự hiện diện bình đẳng các thể thơ

3.1.1.3. Sự trở lại của các thể thơ Đường

Thơ Đường cịn có tên gọi khác là thơ luật Đường, bao gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú) đã có ngót nghìn năm ở nước ta. Mặc dù là thể thơ ngoại nhập, nhưng thơ Đường đã được Việt hóa và trở thành thể thơ truyền thống trong văn chương bác học của dân tộc. Cho đến nay, các thể thơ Đường vẫn có đời sống riêng của nó. Vẻ sang trọng, đài các của thể thơ này vẫn có sức hấp dẫn riêng đối với những cá tính thích sự mực thước, uyên bác, song cũng là thách thức không nhỏ với những ai định chinh phục nó. Những năm gần đây, phong trào sáng tác theo thể Đường luật nở rộ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, có đến hàng trăm câu lạc bộ như là sân chơi của những người yêu mến thơ Đường thành lập. Hiện, đã có hẳn tổ chức Hiệp hội UNESCO thơ Đường Việt Nam. Người ta đã thống kê, hội UNESCO - Thơ Đường Việt Nam có tới 77 chi hội trong cả nước với cả ngàn hội viên, đã tổ chức được các đại hội toàn quốc, in tuyển tập thơ Thơ Đường luật Việt Nam với gần 1500 trang thơ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Lực lượng những cây bút làm thơ luật Đường phần lớn là người cao tuổi, đam mê thơ và ngưỡng mộ thể thơ làm nên những tên tuổi thi ca kiệt xuất của nhân loại. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, sự trở lại của các thể thơ Đường tuy sôi nổi nhưng thiếu chất lượng thẩm mỹ, khơng có tác phẩm gây được sự chú ý của người đọc. Dường như, ngày nay người ta làm thơ luật Đường để thử sức về khả năng mô phỏng một thể loại thơ ca xưa chỉ thuộc về những đấng tài hoa, tài tử. Xin dẫn ra một số bài thơ làm theo luật Đường thi để thấy chinh phục thể loại này quả không dễ:

Chim sẻ dập dình ngồi cửa sổ Bay vào kiếm thóc tận trong nhà Ngưng tay không nỡ cài then lại Thương đám chim gầy đói tháng ba

Cha mẹ mất vì tai nạn cả Em đi bán báo dáng liêu xiêu Phố phường chuẩn bị vào năm mới Em đợi giàu thêm một tuổi nghèo.

(Em bé bán báo cuối năm - Mùa Xuân) Có thể xem đây là bài thơ theo luật Đường khá nhuyễn về vần luật ở thể thất ngôn tứ tuyệt, song, cách dùng ngôn ngữ cụ thể, không hàm ngôn, không biểu tượng của tư duy hiện đại khiến bài thơ trở nên “đơn giản” về ý tứ, tư tưởng, chỉ có chút cảm xúc được gợi ra.

Khơng chỉ bởi đây là thể thơ khó làm mà vì khơng cịn phù hợp với tư duy thơ hiện đại, thể thơ này khơng cịn hấp dẫn giới trẻ hoặc những cây bút ưa cách tân, vì vậy, có thể nhận thấy làm thơ luật Đường chỉ cịn là thú chơi ở dạng “mơ phỏng” hình thức.

Khai bút đầu năm gặp tứ xuân Đông tàn nắng hửng thắm tươi xuân Hạt ươm tí tách chờ mầm nảy Lộc biếc rung rinh đợi gió xuân Vận nước đang lên vang trống giục Cơ nhà khởi sắc vọng đàn xn Mài nghiên phóng bút tình lai láng Tặng chữ, đề thơ chúc tuổi xuân

(Đầu xuân khai bút - Lê Duy Dưỡng) Nếu “lạ hóa” thể thơ luật Đường ở phương diện thi liệu lẫn vần, luật thì khơng cịn là “đường thi” nữa mà thành “thơ mới”, như bài Át cơ này của Lê Đạt chẳng hạn:

Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ Nhà số lẻ, phố trò chơi để ngỏ Mộng em hường, tim mơi em bói đỏ Giàn trầu già khua những át cơ rơi.

Có thể nói, “Đường thi” mới bây giờ giống như những thử nghiệm thể loại. Đằng sau những bài Đường thi cổ xưa là sự uyên bác của vốn sống, vốn văn hóa

của tác giả, là nguyên tắc thẩm mỹ “thi dĩ ngơn chí”, “văn dĩ tải đạo”, “ý tại ngôn ngoại” của văn chương một thời. Giờ đây, quan niệm văn chương mới cộng với tâm lý, lối sống hiện đại, bị “nhốt” trong “chiếc lồng” của quy tắc nghiêm nhặt khiến những bài “Đường thi” hiện đại rất khó nhập cuộc với bạn đọc hiện đại.

Nhìn chung, các thể thơ truyền thống đã làm phong phú hơn cho diện mạo thể loại thơ sau 1986. Nó đáp ứng cho nhu cầu của khơng ít tác giả và độc giả có đam mê và sở thích những thể loại văn chương đã từng làm nên bản sắc văn học Việt Nam trong tiến trình dài, đồng thời cho thấy tính dân chủ của văn học Việt Nam sau 1986.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)