Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử
1.4.2. Yếu tố chủ quan
1.4.2.1.Cơ chế quản lý báo chí
Báo chí, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu.
Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tịa soạn báo chí, có thể gọi là quản trị tịa soạn báo chí. Quản lý vĩ mơ là quản lý nhà nước về báo chí.
Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và triệt để của Đảng. Do đó, việc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí là một u cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết nhằm định hướng và hạn chế những hiệu ứng ngoài mong đợi.
Quản lý nhà nước về báo chí làm cho báo chí hồn thành, chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy tối đa sức mạnh của báo chí phục vụ mục đích phát triển đất nước. Đồng thời bảo đảm tự do báo chí và tự do ngơn luận trên báo chí của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật; phát huy vai trị định hướng dư luận xã hội góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng, đồng thuận về xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 (khố X) về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới nêu rõ: “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên. Trước hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ.
Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia,
đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nịng cốt là đội ngũ chuyên trách
làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng. Phải phát huy dân chủ,
khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn xã hội, tạo bước phát
triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí” [7].
Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khẳng định vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của người làm báo, quy hoạch tổng thể báo chí, quản lý Nhà nước về báo chí phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Mọi thơng tin, hoạt động của báo chí phải thể hiện trách nhiệm đó. [4]
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, cổđộng, báo chí, xuất bản, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí; cạnh tranh báo chí phải gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. [10]
1.4.2.2.Sự chỉ đạo của cấp trên
Sự chỉ đạo của cấp trên đối với Trang tin điện tử TDTT Việt Nam tác động theo hai hướng: nếu chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tạo điều kiện thì trang tin hoạt động thuận lợi; nếu chỉ đạo không kịp thời, thiếu sâu sát thì sẽ gây khó khăn, thậm chí cản trở hoạt động của trang tin và các báo chí liên quan.
Các cơ quan chỉ đạo, quản lý nếu làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trên cơ sở phát triển khoa học và cơng nghệ thơng tin, thì sẽ thúc đẩy báo chí phát triển; ngược lại nếu chỉ đạo khơng sát, hợp và cụ thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động báo chí, đơi khi làm cho hoạt động của trang tin điện tử TDTT Việt Nam xa rời tơn chỉ, mục đích.
1.5. Tiểu kết
Đảng và Nhà nước ln coi trọng cơng tác báo chí. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Trung tâm Thông tin TDTT với tư cách là đơn vị quản trị Trang tin điện tử TDTT Việt Nam đã đề ra các chiến lược phát triển một cách phù hợp để trang tin có nội dung và chất lượng thơng tin cao đáp ứng nhu cầu phát triểnTDTT của đất nước.
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam khi tham gia vào cạnh tranh cần tôn trọng những qui luật của cơ chế thị trường: cạnh tranh, giá trị và cung cầu, đồng thời phải thoả mãn được yêu cầu về: Nội dung thông tin, cách thức thể hiện, phương thức phát hành, tương tác với công chúng, thu hút quảng cáo.
Tất nhiên khi tham gia vào cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, cũng như các trang tin điện tử kháccũng chịu tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan: sự phát triển của khoa học cơng nghệ, tồn cầu hóa sâu rộng, cơ chế thị trường, xu hướng hội tụ của truyền thơng, trình độ dân trí ngày càng cao, u cầu cao của công chúng, sự phát triển nhanh của báo chí, cơ chế quản lý báo chí, sự chỉ đạo của cấp trên, năng lực của các cơ quan báo chí và năng lực của đội ngũ cán bộ báo chí.
Trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Namcũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đây vừa là cơ chế thẩm định năng lực phát triển của trang tin của ngành TDTT, mà hơn thế nữa cịn là sự thừa nhận của cơng chúng. Trong cuộc cạnh tranh báo chí, sản phẩm làm ra là để đáp ứng nhu cầu của công chúng, cơng chúng ủng hộ cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Một
khi Trang tin điện tử TDTT Việt Nam được thị trường chấp nhận, lượng đăng nhập tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả xã hội, kinh tế tăng - một minh chứng cho năng lực canh tranh của Trang tin điện tửTDTT Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cũng bước đầu thống nhất được các khái niệm sử dụng trong luận án, xác định được các vấn đề liên quan đến chất lượng và cạnh tranh của trang tin điện tử. Đặc biệt dựa trên các cơ sở lý thuyết chung, bước đầu luận án đã xác định được mơ hình nghiên cứu đề xuất của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Tuy nhiên, để có được các giải pháp phù hợp cần có sự nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ để đảm bảo mục tiêu đặt ra được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Do vậy, hướng nghiên cứu mà đề tài đặt ra đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứ về các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh trong hoạt động du lịch, báo chí, trang tin điện tử, song ở nhiều góc độ khác nhau và khơng thuộc lĩnh vực TDTT. Tức là các trang tin điện tử tổng hợp về hoạt động TDTT và ngành là rất hạn chế. Đa số các trang tin về TDTT hiện nay chủ yếu là cho một môn thể thao chuyên ngành, song giới hạn chỉ ở một vài mơn như bóng đá, golf… Tuy nhiên, ở mỗi cơng trình nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra, chưa đi sâu đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các trang tin tổng hợp gắn với quản lý ngành về TDTT.
Các phân tích trên cho thấy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành TDTT nói chung và Trang tin điện tử TDTT nói riêng.