Đơn vị tính: triệu đồng
NGÀNH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm nghiệp 229.719,6 100 261.044,6 53 781.981,3 18,7
Thủy sản - - 2.568 0,5 612.213,2 14,6
Xây dựng - - - - 1.534.768,8 36,7
Thương nghiệp - - 229.242 46,5 1.197.508,8 28,6
Dịch vụ - - - - 56.901,2 1,4
Tổng 229.719,6 492.854,6 4.183.373,3
Hình 8: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 & 2007
Từ năm 2005 trở về trước, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngành nông nghiệp nên năm 2005 tổng dư nợ là 229.719,6 triệu đồng đều là dư nợ ngành nông nghiệp. Sang năm 2006, Ngân hàng mở rộng cho vay thêm các ngành lâm nghiệp, thủy sản và thương nghiệp. Do đó dư nợ của Ngân hàng năm 2006 tăng lên 492.854,6 triệu đồng bao gồm các ngành nông lâm nghiệp 53%, thủy sản 0,5% và thương nghiệp 46,5%. Mặc dù đã chuyển sang hình thức Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị nhưng đến cuối năm 2006, SHB mới có hai chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai chi nhánh này mới đi vào hoạt động nên vẫn chưa tiếp cận sâu vào thị trường do đó hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu vẫn tập trung ở Cần Thơ. Điều này cũng phần nào hạn chế sự phát triển tín dụng của SHB dẫn đến tổng dư nợ và dư nợ đối với các ngành kinh tế tăng chưa cao.
Đến năm 2007, dư nợ của Ngân hàng là 4.183.373,3 triệu đồng, trong đó ngành nơng, lâm nghiệp là 781.981,3 triệu đồng, ngành thủy sản là 612.213,2 triệu đồng, ngành xây dựng là 1.534.768,8 triệu đồng, ngành thương nghiệp là 1.197.508,8 triệu đồng và ngành dịch vụ là 56.901,2 triệu đồng. Ta thấy trong năm 2005 và 2006, dư nợ ngành nông,lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Sang năm 2007, dư nợ ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất đến 36,7% tổng dư nợ, cịn dư nợ ngành nơng, lâm nghiệp chỉ chiếm 18,7%. Điều này cho thấy Ngân hàng có sự mở rộng tín dụng, ngồi nơng, lâm nghiệp cịn cho vay nhiều ngành kinh tế khác dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng giảm tỷ trong cho vay nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng cho vay các ngành khác. Nguyên nhân chính là do năm 2007 Ngân hàng mở thêm các chi nhánh ở Bình Dương, Quảng Ninh, Đà nẵng cùng với nhiều phòng giao dịch ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, An
4.5. PHÂN TÍCH NỢ XẤU
Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mơ tín dụng. Nợ xấu làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để thấy được tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, ta xem qua bảng số liệu sau: