Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3 Các yếu tố môi trƣờng bên trong
Các yếu tố môi trƣờng bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể kể đến (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):
1.2.3.1 Nguồn nhân lực
Con ngƣời là yếu tố quan trọng trong sản xuất xã hội và trong cạnh tranh kinh tế hiện nay. Một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ là L. Thurow cho rằng vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của ngƣời lao động. Trong doanh nghiệp con ngƣời vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lƣợng trực tiếp sử dụng phƣơng tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Con ngƣời cịn là lực lƣợng tham gia tích cực vào q trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những phát minh và sáng chế… Do vậy, trình độ của lực lƣợng lao động tác động rất lớn đến chất lƣợng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hƣởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm chất lƣợng và số lƣợng lao động.
Việc nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ: đầu tƣ kinh phí thỏa đáng, khuyến khích ngƣời lao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến.
1.2.3.2 Trình độ thiết bị, cơng nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lƣợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Cơng nghệ cịn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Để có cơng nghệ phù hợp, doanh nghiệp cần có thơng tin về cơng nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tƣ đổi mới công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả cơng nghệ hiện đại.
1.2.3.3 Nguồn lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở quy mơ vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Trƣớc hết, năng lực tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng vốn cịn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tƣ, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… Nhƣ vậy năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành cơng trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dƣới nhiều hình thức. Đồng thời, điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những ngƣời cho vay vốn.
1.2.3.4 Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý
Đƣợc thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hiện các công việc đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ này khơng chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà cịn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nƣớc và quốc tế, thị trƣờng, ngành hàng… đến kiến thức về xã hội, nhân văn. Ở nhiều nƣớc, trình độ và năng lực của giám đốc doanh nghiệp nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nói chung khơng chỉ đƣợc đo bằng bằng cấp của các trƣờng quản lý danh tiếng, mà còn thể hiện ở tính chun nghiệp, ở tầm nhìn xa trơng rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch định và thực hiện chiến lƣợc, lựa chọn phƣơng pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp. Tất cả những việc đó khơng chỉ tạo ra khơng gian sinh tồn và phát triển của sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lƣợng, giá thành, sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp…
1.2.3.5 Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hƣớng tinh gọn, nhẹ và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyếtđịnh nhanh chóng, chính xác, mà cịn làm giảm tƣơng đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.3.6 Năng lực nghiên cứu và phát triển
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành nhƣ nhân lực, nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trị quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất. Do vậy năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực này càng quan trọng trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
1.2.3.7 Trình độ năng lực marketing
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện chiến lƣợc 4P: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Yểm trợ (Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực có nhu cầu và sức mua lớn, thị trƣờng tƣơng đối ổn định và có khả năng mở rộng, khách hàng đòi hỏi thay đổi sản phẩm thƣờng xuyên sẽ kích thích tính sáng tạo, tính độc đáo về các sản phẩm đƣa ra trên thị trƣờng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Vì vậy, điều tra cầu thị trƣờng và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thƣơng hiệu đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì ngƣời tiêu dùng càng hƣớng tới tiêu dùng những hàng hóa mà thƣơng hiệu có uy tín. Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trƣờng. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trƣờng, dịch vụ
hậu mãi… Do đó dịch vụ sau bán hàng đóng vai trị quan trọng đến doanh số tiêu