Tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 61 - 66)

- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:

2.3.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng

Tính chỉ số BMI: theo chuẩn của WHO cho người châu Á.

- Cơng thức tính: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao x 2 (m).

Bảng 2.3. Phân loại chỉ số khối cơ thể

Phân loại BMI

Thiếu cân < 18,5

Bình thường 18,5 – 24,9

Thừa cân 25 - 29,9

Béo phì ≥ 30

*Nguồn: theo WHO (2000) [77].

Bảng 2.4. Thang điểm mMRC đánh giá mức độ khó thở

Điểm Đặc điểm

2 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi, hoặc phải ngừng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người bằng tuổi trên đường bằng

3 Phải dừng lại để thở sau khi đi bộ 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng

4 Khó thở đến nổi không thể ra khỏi nhà hoặc cả khi thay quần áo

*Nguồn: theo Stenton C. và cộng sự (2008) [78]

Phân loại mức độ khó thở: - mMRC = 0 – 1: khó thở nhẹ. - mMRC = 2: khó thở trung bình. - mMRC = 3: khó thở nặng. - mMRC = 4: Khó thở rất nặng.

Phân loại mức độ nặng đợt cấp nhập viện: theo GOLD (2017) [3].

- Nhóm đợt cấp nhập viện khơng đe dọa tính mạng: gồm nhóm I và II + Nhóm I (Khơng suy hơ hấp): tần số thở 20 – 30 lần/phút, không sử dụng cơ hô hấp phụ, không rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 28 – 35%.

+ Nhóm II (Suy hơ hấp cấp – khơng đe dọa tính mạng): tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng cơ hô hấp phụ, khơng rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 35 – 40%, PaCO2 tăng 50 – 60mmHg.

- Nhóm đợt cấp nhập viện đe dọa tính mạng: Nhóm III (Suy hơ hấp cấp – đe dọa tính mạng), có các triệu chứng: tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng cơ hô hấp phụ, rối loạn ý thức cấp tính, giảm oxy máu khơng cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 > 40%; Tăng PaCO2 > 60mmHg hoặc có toan máu.

Phân loại đợt cấp theo Anthonisen N.R. (1987): dựa vào ba triệu

chứng là khó thở tăng, tăng lượng đờm và đờm mủ [14]. - Type I (nặng): có cả 3 triệu chứng.

- Type III (nhẹ): nếu có một triệu chứng và kèm theo một trong các triệu chứng phụ sau: có triệu chứng nhiễm trùng hơ hấp trên trong vịng 5 ngày trước đó, sốt khơng do ngun nhân khác, tăng ho hoặc khò khè hoặc tăng nhịp tim hay nhịp thở 20% so với trạng thái bình thường.

Bảng 2.5. Phân nhóm nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhóm Đặc điểm Mức độ tắc nghẽn Đợt cấp/năm mMRC CAT A Nguy cơ thấp, ít triệu chứng GOLD 1 – 2 ≤ 1, không nhập viện 0 – 1 <10 B Nguy cơ thấp,

nhiều triệu chứng GOLD 1 – 2

≤ 1, khơng

nhập viện ≥ 2 ≥ 10

C Nguy cơ cao, ít

triệu chứng GOLD 3 – 4

≥ 2 hoặc có ≥ 1 đợt cấp nhập viện

0 – 1 < 10

D Nguy cơ cao,

nhiều triệu chứng GOLD 3 – 4

≥ 2 hoặc có ≥ 1 đợt cấp nhập viện

≥ 2 ≥ 10

*Nguồn: theo GOLD (2015) [33]

Bảng 2.6. Thang điểm BAP-65 tiên lượng nguy cơ tử vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [8]

Điểm BAP-65 Yếu tố nguy cơ Tuổi

1 Không < 65

2 Không ≥ 65

3 Có 1 yếu tố Mọi lứa tuổi

4 Có 2 yếu tố Mọi lứa tuổi

5 Đủ 3 yếu tố Mọi lứa tuổi

*Nguồn: Shorr A.F. và cộng sự (2011) [8].

* Yếu tố nguy cơ: Ure > 9 mmol/l; Rối loạn ý thức; Mạch > 109 lần/phút.

Bảng 2.7. Thang điểm CURB-65 [59]

C Rối loạn ý thức 1 0

U Ure máu > 7mmol/l 1 0

R Nhịp thở ≥ 30 lần/phút 1 0

B HA tâm thu < 90mmHg hoặcHA tâm trương < 60mmHg 1 0

65 Tuổi ≥ 65 1 0

*Nguồn: theo Lim W. và cộng sự (2003) [59].

Chẩn đoán viêm phổi theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kì (2008) [79].

- Xquang ngực có thâm nhiễm mới hoặc tiến triển và ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn chính sau:

+ Sốt (>380C) không lý giải bằng nguyên nhân khác.

+ Tăng bạch cầu ≥ 12000 tế bào/mm3 hoặc giảm bạch cầu <4000 tế bào/mm3.

+ Thay đổi trạng thái tinh thần không do nguyên nhân khác ở bệnh nhân ≥ 70 tuổi.

- Kèm theo có ít nhất 2 trong các triệu chứng phụ sau:

+ Khạc đàm mủ mới xuất hiện, hoặc thay đổi đặc tính của đàm, hoặc tăng tiết đường hô hấp, hoặc tăng hút đàm nhớt.

+ Ho mới xuất hiện hoặc tăng dần, hoặc khó thở, hoặc thở nhanh >25 lần/phút.

+ Phổi có ran hoặc âm thở phế quản.

+ Khí máu thay đổi: độ bão hòa oxy giảm (PaO2/FiO2 < 240, tăng nhu cầu oxy hoặc tăng nhu cầu thơng khí.

Chẩn đốn biến chứng tâm phế mạn: Tạ Mạnh Cường (2010) [80].

- Tiền sử mắc bệnh phế quản - phổi mạn tính hoặc bệnh của hệ thống cơ xương ở lồng ngực

- Điện tâm đồ: hình ảnh sóng P phế, dày thất phải, tăng gánh thất phải. - Xquang phổi chuẩn: bóng tim to, cung động mạch phổi vồng, giãn động mạch phổi.

- Siêu âm tim: tăng áp lực động mạch phổi

Chẩn đoán biến chứng nhiễm khuẩn huyết: theo CDC Hoa Kì (2008)

[79].

- Cấy đờm và máu mọc cùng một tác nhân vi khuẩn gây bệnh.

- Cấy đờm mọc tác nhân vi khuẩn gây bệnh và cấy máu mọc tác nhân vi khuẩn khác, nhưng cũng phù hợp với nhiễm khuẩn hơ hấp.

- Cấy đờm âm tính, cấy máu mọc tác nhân vi sinh phù hợp và có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn viêm phổi.

Đánh giá rối loạn ý thức: theo thang điểm Glasgow [81]

- Glasgow 3 - 8 điểm: Rối loạn ý thức nặng, hôn mê. - Glasgow từ 9 - 12 điểm: Rối loạn ý thức trung bình. - Glasgow từ 13 - 15 điểm: Rối loạn ý thức nhẹ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ổn định đợt cấp: Theo GOLD (2015)

- Bệnh nhân có thể đi lại được trong phịng bệnh (nếu còn khả năng đi lại trước nhập viện).

- Ăn uống được và tình trạng khó thở khơng ảnh hưởng đến giấc ngủ . - Nhu cầu dùng thuốc kích thích β2 dạng hít tác dụng ngắn trên 4h/lần. - Triệu chứng lâm sàng ổn định trên 12 – 24 giờ.

- Xét nghiệm khí máu động mạch ổn định trên 12 – 24 giờ [33].

Đánh giá kết quả điều trị đợt cấp:

- Kết quả tốt (bệnh nhân không tử vong): + Bệnh nhân ổn định đợt cấp sau điều trị.

- Bệnh nhân tử vong do đợt cấp: Bệnh nhân được xác định tử vong nội viện do đợt cấp của BPTNMT trong quá trình điều trị.

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w