Các yếu tố cận lâm sàng

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 35 - 38)

thể lực, chất lượng cuộc sống, tỷ lệ tử vong ở BPTNMT. Các nghiên cứu đã chứng minh cho thấy ở bệnh nhân đã từng có các đợt bùng phát trong tiền sử thì sự suy giảm chức năng phổi diễn ra với tốc độ nhanh hơn, dựa trên đánh giá sự thay đổi FEV1% hàng năm và đi kèm với đó là tần suất nhập viện do các đợt bùng phát tăng, ngày nằm điều trị kéo dài hơn [52]. Tuy nhiên, các tác giả cũng thống nhất việc kết hợp các yếu tố khác sẽ cho giá trị tiên lượng tốt hơn so với chỉ dựa vào đánh giá mức độ tắc nghẽn qua chỉ số FEV1.

Có sự liên quan khá rõ ràng giữa FEV1% và tình trạng thể lực, chất lượng cuộc sống, tỷ lệ tử vong ở BPTNMT. Các nghiên cứu đã chứng minh cho thấy ở bệnh nhân đã từng có các đợt cấp trong tiền sử thì sự suy giảm chức năng phổi diễn ra với tốc độ nhanh hơn, dựa trên đánh giá sự thay đổi FEV1% hàng năm và đi kèm với đó là tần suất nhập viện do các đợt cấp tăng, ngày nằm điều trị kéo dài hơn [52]. Tuy nhiên, các tác giả cũng thống nhất việc kết hợp các yếu tố khác sẽ cho giá trị tiên lượng tốt hơn so với chỉ dựa vào đánh giá mức độ tắc nghẽn qua chỉ số FEV1.

Theo Ingrid S.G. và cộng sự (2010), mối liên quan giữa tình trạng chức năng phổi, đặc biệt là mức độ tắc nghẽn có mối liên quan chặt chẽ đến nguy cơ tử vong. Mỗi 1% FEV1 suy giảm sẽ làm nguy cơ tử vong tăng lên từ 0,94 – 0,97%. Khơng có sự khác biệt rõ rệt về nguy cơ tử vong khi phân nhóm FEV1

theo tuổi, BMI và PaO2 máu động mạch [49].

Domingo S.A. và cộng sự (2002), theo dõi nhóm bệnh nhân BPTNMT có FEV1% 45±18% tại thời điểm được chẩn đốn, trong thời gian trung bình 4,8 năm nhận thấy có 33% bệnh nhân tử vong do các nguyên nhân [60].

Xét nghiệm huyết đồ và sinh hóa máu: Các nghiên cứu cho thấy giá

trị tiên lượng tử vong trong đợt bùng phát BPTNMT của một số yếu tố cụ thể như tăng bạch cầu, tăng nồng độ Glucose máu, suy chức năng thận, giảm nồng độ Albumin, giảm bicarbonate máu, tăng troponin [10]. Sự tăng cao của

nồng độ PCT tương ứng với mức độ nặng của tình trạng nhiễm khuẩn tồn thân. Nồng độ CRP phản ánh mức độ phản ứng viêm. Cũng là những yếu tố có liên quan đến diễn biến và tiên lượng xấu trong đợt bùng phát. Lacoma A. và cộng sự (2011), nghiên cứu nồng độ PCT, CRP ở bệnh nhân đợt cấp. Kết quả nhận thấy sự tăng cao của nồng độ của 2 yếu tố này có liên quan đến tiên lượng xấu trong ngắn hạn của bệnh [27].

Xét nghiệm khí máu động mạch: là tiêu chuẩn vàng giúp đánh giá

chính xác mức độ rối loạn trao đổi khí, suy hơ hấp và tình trạng mất cân bằng toan kiềm máu. Các thông số được chú ý trong đợt bùng phát BPTNMT là PaO2, PaCO2, độ pH. Giảm phân áp oxy máu là rối loạn thường gặp trong các đợt bùng phát do tình trạng rối loạn thơng khí, nó là yếu tố phản ánh cả mức độ nặng và nguy cơ tử vong. Ở giai đoạn ổn định, tăng PaCO2 máu động

mạch là yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong. Trong đợt cấp, mặc dù sự tăng cao của PaCO2 cũng liên quan chặt với mức độ nặng của bệnh và tiên lượng nguy cơ thất bại của điều trị thơng khí khơng xâm nhập. Tuy nhiên một số tác giả nhận thấy nó khơng phải là yếu tố có giá trị trong tiên lượng tử vong ngăn hạn. Tăng toan hóa máu là yếu tố phản ánh mức độ nặng và rất nặng của đợt bùng phát và nó có giá trị cao trong tiên lượng tử vong. Theo khuyến cáo của hội lồng ngực Anh, bệnh nhân suy hô hấp trong đợt cấp nên được xét nghiệm lại khí máu trước khi xuất viện để làm cơ sở đánh giá hết đợt bùng phát và tiên lượng sau xuất viện [10].

Budweise S. và cộng sự (2008), qua tổng hợp nhiều nghiên cứu về hiệu quả của thơng khí hỗ trợ trong điều trị suy hô hấp do đợt cấp của BPTNMT nhận thấy rằng mặc dù thơng khí hỗ trợ là phương pháp thực sự hiệu quả, nhưng cũng thấy rằng hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ ưu thán và toan hô hấp. pH máu động mạch là một chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá mức độ nặng suy hô hấp và hiệu quả của liệu pháp thơng khí. Với những trường hợp

pH < 7,25 thì hiệu quả thơng khí hỗ trợ cũng kém, tỷ lệ tử vong cao [50].

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 35 - 38)