Các yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 31 - 32)

tắc nghẽn mạn tính

Đợt cấp là một biến cố trầm trọng trong quá trình diễn biến của BPTNMT, việc đánh giá chính xác mức độ nặng và các nguy cơ trong đợt cấp là cơ sở để ngay từ đầu có lựa chọn đúng về đơn vị điều trị (ngoại trú, khoa nội hô hấp hay trung tâm hồi sức tích cực), phương pháp điều trị và liệu pháp

trong đợt cấp của bệnh, trong đó nguyên nhân suy hô hấp chiếm 50 – 80%, cịn lại do các biến chứng cơ quan đích khác như tim mạch, tổn thương gan, thận [1]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến diễn biến và tiên lượng của bệnh nhân trong đợt cấp đã được đề cập [9], [10], [11], [12], [52], [53], [54], [55].

Ở giai đoạn bệnh ổn định, thang điểm BODE do Celli B.R. và cộng sự (2004) đề xuất được áp dụng trong tiên lượng tử vong ở mọi giai đoạn và nhận được sự đồng thuận cao, dựa trên các yếu tố chính: chỉ số khối cơ thể (BMI), mức độ tắc nghẽn (Obstruction) qua chỉ số FEV1%, mức độ khó thở (Dypsnea) lượng giá qua thang điểm mMRC và khả năng gắng sức (Exercise) với nghiệm pháp đi bộ 6 phút. Điểm BODE nằm trong khoảng từ 0 – 10 điểm, khi điểm BODE càng cao thì nguy cơ tử vong cũng tăng tương ứng [56]. Tuy nhiên, trong đợt cấp hiện vẫn chưa có một thang điểm hoặc cơng cụ tiên lượng nào được đồng thuận để dự báo nguy cơ tử vong. Mặc dù có khơng ít các nghiên cứu tập trung vào đánh giá các yếu tố tiên lượng và cũng đã đưa ra được một số thang điểm tiên lượng như “BAP-65”, “DECAF”, thang điểm của Nicolas Roche (2008), các thang điểm này bước đầu đã cho thấy giá trị khi áp dụng trên lâm sàng [8], [9], [12].

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC-NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN (FULL TEXT) (Trang 31 - 32)