Chương 1 : Cơ sở lý luận về thâm hụt ngân sách nhà nước
1.4.5. Cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước
Đây là một giải pháp cũng cần được chú ý đối với quốc gia vừa bội chi NSNN, vừa lạm phát. Nhìn chung, Nhà nước cần tập trung đầu tư vào những dự án hiệu quả, chủ đạo, có tính đột phá với sự phát triển của đất nước, đồng thời cắt giảm những dự án không hiệu quả. Đặc biệt chú ý đến các khoản đầu tư công và chi thường xuyên khơng cần thiết. Ví dụ, cải cách hành chính vừa tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức nhà nước vừa làm giảm khoản chi cho NSNN. Trên “Tạp chí tài chính”, Bùi Quang
Phát (2020) đã đưa ra kiến nghị về vấn đề chi ngân sách như sau: “cơ cấu lại chi NSNN, xác định nhu cầu chi ngân sách phù hợp với khả năng động viên ngân sách: Chi NSNN phải được cơ cấu lại theo hướng gắn với các định hướng ưu tiên chính sách phát triển của đất nước kết hợp với việc coi trọng tính kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN. Khu vực đơn vị sự nghiệp công phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để giảm bao cấp từ NSNN, chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội trong việc tiếp cận với các dịch vụ sự nghiệp công.”
Trên đây là một số các biện pháp hạn chế và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, tùy vào từng hồn cảnh, từng mục tiêu mà Chính phủ sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp. Ưu nhược điểm của từng biện pháp được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3: Ưu nhược điểm của các giải pháp hạn chế và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước ST Biện T pháp 1 Phát hành tiền 2 Vay nợ trong nước
ngoài 3 Sử dụng dự trữ ngoại hối 4 Tăng thuế 5 Cắt giảm chi tiêu ngân sách
Ngoài ra, Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2016) cũng đã lưu ý thêm một số vấn đề khác không kém phần quan trọng trong việc giải quyết thâm hụt NSNN của Việt Nam như sau:
- Khi hạch tốn ngân sách phải tính tốn minh bạch theo thông lệ quốc tế.
- Cần đánh giá tồn diện về tính hiệu quả của các dự án, chi tiêu cơng và có sự cắt giảm hợp lý, tránh trường hợp cắt giảm đồng loat tất cả các khoản chi theo một tỷ lệ nhất định. Đồng thời, rà sốt chặt chẽ, tránh lãng phí khoản chi thường xun.
- Cải cách hệ thống thuế, bảo đảm nguồn thu bền vững, hiệu quả, cơng bằng và minh bạch.
- Cần có sự giám sát chặt chẽ tính hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT