Chương 1 : Cơ sở lý luận về thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong gia
THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 2020
2.1.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam năm 2018
Thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh là một trong những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. (GS. TS Trần Thọ Đạt.)
Trong giai đoạn khoảng 10 năm từ 2008-2018, Việt Nam ln duy trì quy mơ chi tiêu cơng ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp, do vậy thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) thường xuyên ở mức cao. Thực trạng này ảnh hưởng tới tăng trưởng dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.
Tuy nhiên vào năm 2018, tỷ lệ bội chi NSNN ở Việt Nam đã cho ta thấy một tín hiệu tích cực. Để thấy rõ hơn về tín hiệu tích cực này cùng quan sát biểu đồ đường bên dưới. Biểu đồ thể hiện cụ thể mức thâm hụt NSNN và nợ công trong thời gian 2006-2019 qua nguồn số liệu được cung cấp từ ThS. Phạm Văn Long, Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS).
Nguồn: Tác giả tính theo cách tính Bộ Tài Chính (2007-2020)
( Ghi chú: Số liệu 2019 là ước tính lần 2. Các năm cịn lại là số liệu đã quyết tốn )
Không chỉ so với các năm trước mà tỷ lệ bội chi NSNN năm 2018 đạt được còn vượt lên trên kế hoạch mà Quốc hội đã đề ra cho tỷ lệ bội chi NSNN năm 2018. Theo báo cáo nhanh về số liệu thu, chi NSNN trên tồn quốc, ơng Tạ Anh Tuấn (Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước Việt Nam) cho biết, ngày 31/12/2018, tổng thu cân đối NSNN của cả nước là trên 1.420 nghìn tỷ đồng, đạt trên 107% so dự toán, thu cân đối ngân sách trung ương 786.468 tỷ đồng, đạt trên 104% so dự toán.Về chi NSNN, lũy kế chi thường xuyên qua hệ thống KBNN là 857.677 tỷ đồng, bằng 87,83% so với dự toán (976.515 tỷ đồng); lũy kế chi đầu tư là 276.646 tỷ đồng, đạt 69,3% so với kế hoạch (trên 399.050 tỷ đồng).
Nhìn chung, so với tỷ lệ mà Quốc hội đặt ra với thực tế phản ánh thì tỷ lệ bội chi NSNN ở Việt Nam đã đạt trên mức yêu cầu. Không những vậy, theo số liệu thống kê về tỷ lệ bội chi NSNN những năm trước so với năm 2018 đã cho thấy tỉ lệ bội chi ngân sách
ởViệt Nam có xu hướng giảm xuống. Đây là một dấu hiệu khả quan của nền kinh tế Việt Nam.
Theo tờ trình của Chính phủ về quyết tốn NSNN năm 2019, quyết toán thu NSNN năm 2019 là 1.553.611,589 tỷ đồng, tăng 10,1% (142.311,589 tỷ đồng) so với dự toán chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngân sách, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thơ.
Quyết tốn chi NSNN là 1.526.892,949 tỷ đồng, bằng 93,5% (giảm 106.407,051 tỷ đồng) so với dự toán. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự tốn được giao, ổn định kinh tế vĩ mơ, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Quyết toán số bội chi NSNN năm 2019 là 161.490,73 tỷ đồng, bằng 2,67% GDP thực hiện, giảm 60.509,27 tỷ đồng (1% GDP) so với dự tốn.
Phó Thủ tướng khẳng định, năm 2019 là năm thắng lợi toàn diện, là năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tốc độ tăng GDP cả năm đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới.
Qua năm 2018 và 2019 chúng ta thấy được sự khả quan về tỷ lệ bội chi NSNN, tỷ lệ này giảm đáng kể so với dự toán báo hiệu cho một sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cuối năm 2019 đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát khiến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng.
2.1.3. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam năm 2020 đến nay
Năm 2020
Đặc biệt, cuối 2019 đầu 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thối, các đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề đã gây khó khăn cho việc hợp tác. Kinh tê trong nươc thì vưa chiu anh hương cua đai dich, vưa chiu tac đơng cua thiên tai và biến đổi khí hậu nên hâu hêt cac nganh, linh vưc bi suy giam tăng trương. Ví dụ: ngành hàng khơng mất trắng trên 1 tỷ USD, ngành du lịch kiệt sức do khách du lịch giảm kỉ lục.
Trên thực tế, Việt Nam buộc phải giảm chi tiêu NSNN đối với các hoạt động đối ngoại, chi đồn, chi phí hội, họp,…Ước chi thường xuyên tăng 12.000 tỷ đồng (tăng 1,1%) so dự toán, chủ yếu là tăng do sử dụng dự phịng để chi cho cơng tác phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành. Đây là điều khơng thể tránh khỏi. Trong khi đó, về thu ngân sách cũng bị giảm rõ rệt. Lê Hoài Nam (2020) nhận định rõ rằng đại dịch này ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thu chi NSNN dẫn đến bội chi tăng. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của thế giới năm 2020 giảm 4,4%, trong khi Việt Nam là một trong ít quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng GDP dương trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ tăng trưởng mạnh từ 7,02% xuống khoảng 1,6% cùng hàng loạt các giải pháp miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ DN duy trì sản xuất và những người lao động, người dân gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 cũng làm giảm thu so với năm trước khoảng 68 nghìn tỷ đồng cùng với ảnh hưởng của dự toán lập cao cũng tác động làm tăng mức thâm hụt NSNN so với những năm liền trước đó.
Năm 2021
Chính phủ dự kiến tỷ lệ bội chi năm 2021 khoảng 4% GDP điều chỉnh (tương ứng khoảng 5% nếu tính theo quy mơ GDP chưa điều chỉnh), thâm hụt ngân sách là 343,67 nghìn tỷ đồng, tăng 108,87 nghìn tỷ đồng so với dự tốn năm 2020; nợ công dự kiến khoảng 46,1% GDP điều chỉnh và nợ Chính phủ 41,9% GDP điều chỉnh (tương ứng khoảng 59,6% và 53,2% nếu tính theo quy mơ GDP chưa điều chỉnh).
Số dư vốn ứng trước còn phải thu hồi trong giai đoạn sau năm 2020 là 53.072,171 tỷ đồng. Trong đó, số vốn ứng trước thuộc Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 còn lại chưa thu hồi là 12.829,484 tỷ đồng; số dư ứng phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 42.326,429 tỷ đồng.
Tác động của dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế trong và ngoài nước. Mặc dù năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam dương nhưng tỷ lệ thâm hụt NSNN cũng tăng lên đáng kể. Năm 2021 dự kiến tỷ lệ này cịn tăng nữa vì sự
bùng dịch tại các tỉnh phía Nam. Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ thâm hụt NSNN.