Tiềm lực và lợi ích của Cộng hịaPháp tại châu Á-Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 51 - 58)

2.3.2.1. Tiềm lực của Cộng hịa Pháp

Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi hoạch định và triển khai chính sách xoay trục sang CA-TBD là xác định nguồn lực và động lực. Trong khi động lực của chính sách đến từ những lợi ích Cộng hịa Pháp thu nhận được tại CA-TBD thì nguồn lực của chính sách đến từ tiềm lực của quốc gia này.

Sức mạnh quốc gia của Cộng hịa Pháp là tồn bộ thực lực bảo đảm sự tồn tại, phát triển và nâng cao vị thế của quốc gia này trong QHQT, bao gồm các nhân tố vật chất (cịn gọi là sức mạnh cứng như tài nguyên, dân số, kinh tế, quân sự) và nhân tố tinh thần (sức mạnh mềm như chất lượng chính phủ, thể

chế chính trị, ngoại giao, văn hĩa, tư tưởng).

Với diện tích 643.801 km², Cộng hịa Pháp là nước cĩ diện tích lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu (chiếm 1/5 diện tích của châu Âu), ngồi ra cịn cĩ một khu vực lãnh hải rộng lớn với vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trải dài trong khoảng 11 triệu km² [56, tr.4].

Nước Pháp nằm ở Tây Nam châu Âu, phía Bắc giáp Bỉ và Đức; phía Đơng giáp Thụy Sĩ và Ý; phía Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Andorra; phía Tây giáp Đại Tây Dương và biển Manche - eo biển ngăn cách Pháp và Anh. Khí hậu ấm áp về mùa đơng, mát mẻ về mùa hè, nhưng dọc vùng biển Địa Trung Hải mùa đơng ơn hồ và mùa hè nĩng. Địa hình hầu hết là bình ngun bằng phẳng, các sơng chính là Rhơne và Seine. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng khá lớn như than đá, quặng sắt, quặng boxit, kẽm, urani, antimony, khống chất penspat, plorit, thạch cao, gỗ, cá, vàng, dầu, cao lanh, niobium, tantalum, khí thiên nhiên, dầu mỏ, lưu huỳnh... Dân số Pháp là 66.259.012 người (bao gồm cả vùng lãnh thổ ở nước ngồi) [54, tr.148-149].

Là cường quốc kinh tế lớn thứ bảy thế giới, đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu dịch vụ, nền kinh tế Pháp đa dạng hĩa ở tất cả các ngành từ nơng nghiệp đến cơng nghiệp nặng và cơng nghiệp nhẹ, các ngành kỹ thuật tiên tiến và ngành dịch vụ. Chính phủ sở hữu một phần hoặc tồn bộ nhiều cơng ty lớn, như Air France, France Telecom, Renault và Thales. Chính phủ duy trì sự hiện diện ở một số lĩnh vực, đặc biệt là điện, giao thơng cơng cộng và cơng nghiệp quốc phịng. Với hơn 84 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm, Cộng hịa Pháp là một trong những quốc gia cĩ ngành du lịch phát triển nhất trên thế giới và duy trì là nước cĩ thu nhập cao thứ ba từ ngành du lịch. Đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nơng sản, hàng năm Cộng hịa Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ EUR hàng nơng sản [84].

Là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu và đứng thứ 20 trên thế giới vềquân số phục vụ trong quân đội, Cộng hịa Pháp được đánh giá là quân đội mạnh thứ năm thế giới (sau Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ). Sức mạnh quốc phịng nước này nằm ở lực lượng khơng quân, xếp thứ 8 thế giới về số lượng phi cơ và thứ 7 về số lượng máy bay trực thăng. Quân đội Pháp vận hành 1.248 loại máy bay và 566 trực thăng khác nhau. Cộng hịa Pháp sở hữu một lực lượng hải quân quy mơ trung bình, với tổng cộng 118 tàu, gồm 4 hàng khơng mẫu hạm (nhiều hơn Nga, Trung Quốc và Ấn Độ). Xét về mặt thiết bị, lục quân Pháp xếp thứ 44 về số

lượng xe tăng chiến đấu, thứ 55 về số lượng pháo kéo, và thứ 61 về số lượng dàn phĩng tên lửa [81, Phụ lục 5].

Cộng hịa Pháp là một quốc gia lớn ở châu Âu khơng chỉ về diện tích, dân số, kinh tế và quân sự mà cả về những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Từ lâu quốc gia này đã đĩng một vai trị quốc tế quan trọng ở châu Âu và trên tồn thế giới. Mặc dù hạn chế về tài chính và quân sự, Cộng hịa Pháp lại tỏ rõ ưu thế trong vai trị lãnh đạo về ý tưởng thể hiện qua việc tích cực đề xuất các sáng kiến, dẫn dắt cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề chung. Cộng hịa Pháp triển khai sức mạnh mềm thơng qua nhiều hoạt động đối ngoại đa dạng, từ viện trợ nhân đạo, hợp tác phát triển bền vững; giữ vai trị cầu nối hoặc đi đầu trong các vấn đề tồn cầu và tại các điểm nĩng khu vực và quốc tế; quảng bá thương hiệu “sản phẩm Pháp” thơng qua các giá trị văn hĩa, ngơn ngữ, di sản, du lịch và thể thao; quảng bá hình ảnh nước Pháp.

Cộng hịa Pháp đĩng gĩp 10% tổng giá trị viện trợ phát triển, đứng thứ tư trên thế giới [85]. Viện trợ phát triển Pháp kết hợp chính sách xĩa đĩi, giảm nghèo và phát triển bền vững trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường. Quốc gia này cịn cĩ hệ thống giáo dục chất lượng cao, đội ngũ nghiên cứu trình độ cao, đầu tư nhiều cho cơng tác nghiên cứu - phát triển, sở hữu nhiều phát minh và cơng nghệ mới, năng suất lao động thuộc loại hàng đầu thế giới.

Trong quá trình triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - TháiBình Dương, đạt được sự thiện cảm từ các quốc gia ở khu vực này là một điều cĩ ý nghĩa quan trọng. Khi nghiên cứu về đối ngoại của Cộng hịa Pháp, cĩ thể thấy một trong những thế mạnh mà quốc gia này sử dụng nhằm tạo vị thế, sự ảnh hưởng và gây được nhiều thiện cảm, yêu mến chính là sức mạnh văn hĩa. Ảnh hưởng của sức mạnh văn hĩa Pháp được tạo dựng bởi 850 Liên minh Pháp (Alliance Franỗaise) m t nm 1883 ti 137 quc gia, 488 cơ sở giáo dục của Pháp ở nước ngồi (với 320.000 sinh viên), 143 trung tâm văn hĩa và các Viện Pháp trên khắp thế giới, được quảng bá bởi Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), Kênh truyền hình France 24 và Kênh truyền hình Pháp ngữ (TV5 Monde) [Phụ lục 2].

Khác với Mỹ khi triển khai chính sách xoay trục là kèm theo tái cơ cấu quân sự trong khu vực, Cộng hịa Pháp chú trọng vào trục ngoại giao, văn hĩa và giáo dục. Với nguyên lý khơng áp đặt một quyền lực hay hình mẫu nào, thay vào đĩ Cộng hịa Pháp muốn giới thiệu một cơ hội hợp tác, trao đổi với các quốc gia trong khu vực khiến họ dễ dàng tiếp nhận chính sách của quốc gia này.

2.3.2.2. Lợi ích của Cộng hịa Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương

Chính sách đối ngoại của một quốc gia được hoạch định dựa trên lợi ích và mục tiêu cụ thể vào từng thời kỳ. Nước Pháp nhìn nhận lợi ích ở các khía cạnh vật chất (lãnh thổ, tài nguyên kinh tế, phương tiện liên lạc hay sự hiện diện của cơng dân) và phi vật chất (bảo vệ các nguyên tắc quốc tế và vai trị thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ).

Sách Trắng năm 2013 chia lợi ích như sau: Thứ nhất, lợi ích sống cịn gắn liền với sự tồn vong của nhà nước, tồn vẹn lãnh thổ (chính quốc và các lãnh thổ, quận hải ngoại), tồn vẹn tiếp cận vùng trời vùng biển, tự do thực thi chủ quyền và bảo vệ cơng dân Pháp; thứ hai, lợi ích chiến lược gắn liền với duy trì hịa bình tại châu Âu, khu vực biên giới phía Đơng và phía Nam và những vùng biển liên quan đến hoạt động kinh tế của nước Pháp; thứ ba, lợi ích tồn cầu gắn liền với duy trì, bảo vệ địa vị của nước Pháp trên thế giới và đảm bảo trách nhiệm quốc tế của nước lớn [54, tr.47].

Cộng hịa Pháp cĩ đầy đủ lợi ích sống cịn, chiến lược và tồn cầu ở khu vực CA-TBD, thể hiện ở những nội dung như sau:

Về lợi ích an ninh chiến lược

Để đảm bảo được vị thế trong một trật tự quốc tế cĩ xu hướng đa cực như hiện nay, các cường quốc đều phải phát huy tầm ảnh hưởng của mình và cĩ đủ khả năng vươn tới mọi khu vực trên thế giới. Để được coi là cường quốc, Cộng hịa Pháp khơng thể khơng hiện diện ở CA- TBD, nơi được các học giả và giới lãnh đạo đánh giá là trung tâm quyền lực của thế kỉ XXI. Khơng chỉ cĩ vậy, tăng cường cĩ mặt tại khu vực này, cĩ tiếng nĩi và uy tín trong Diễn đàn hợp tác Á - Âu [18, tr.132], Cộng hịa Pháp càng khẳng định vị thế “đầu tàu” của mình trong EU, là tấm gương tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục.

Việc tập hợp lực lượng, tìm kiếm đối tác chiến lược hướng tới thiết lập trật tự thế giới đa cực là một động lực lớn thúc đẩy Cộng hịa Pháp xoay trục sang CA-TBD. Trước những thay đổi lớn về cục diện chính trị trong khu vực CA-TBD sau Chiến tranh Lạnh với sự trỗi dậy của nhiều cường quốc, việc tăng cường gắn kết với khu vực này sẽ giúp Cộng hịa Pháp hình thành mạng lưới quan hệ đối tác với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN - một thực thể cĩ vai trị ngày càng gia tăng trong khu vực. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước và tổ chức này nhằm cân bằng quyền lực và đối trọng với ý đồ đơn cực hĩa thế giới của Mỹ, từ đĩ thúc đẩy quá trình hình thành trật tự thế giới đa cực.

Là một quốc gia đang kiểm sốt nhiều lãnh thổ ở Thái Bình Dương, đồng nghĩa với việc Cộng hịa Pháp cũng là một cường quốc ở CA-TBD và là quốc gia châu Âu duy nhất cĩ

những lợi ích trực tiếp ở khu vực. Cộng hịa Pháp cần được đảm bảo quyền tự do ra vào khu vực này. Việc sử dụng các hải cảng và các tuyến đường biển huyết mạch ở đây phục vụ cho các mục tiêu

kinh tế và quân sự của Cộng hịa Pháp. Chính quyền Pháp kiên quyết nỗ lực bảo vệ các nguyên tắc tự do hàng hải ở CA-TBD, đặc biệt trong bối cảnh những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đơng đang gây lo ngại cho cả thế giới [53, tr.4].

Hiện tại cĩ 500.000 cơng dân Pháp sinh sống trên các vùng lãnh thổ hải ngoại New Caledonia, Polynésie, Clipperton, quần đảo Wallis-và-Futuna ở Thái Bình Dương [55, tr.6]. Vì vậy, nghĩa vụ hàng đầu của Cộng hịa Pháp chính là bảo vệ lãnh thổ và cơng dân Pháp sinh sống ở đây.

Về lợi ích kinh tế

Cộng hịa Pháp cĩ chủ quyền tại một hệ thống đảo ở Thái Bình Dương, cho phép mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mang lại cho quốc gia này lợi ích kinh tế từ khai thác tài nguyên từ biển. Các đảo xa bờ này cho phép Cộng hịa Pháp trở thành nước cĩ vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai thế giới với 11 triệu km², chỉ xếp sau Mỹ, trong đĩ phần lớn là ở Thái Bình Dương (62%) [55, tr.6].

Bên cạnh đĩ, cơ hội đầu tư, tự do thương mại và thị trường mở cửa khiến CA-TBD trở thành một điểm thu hút thực sự, lý giải cho mối quan tâm của Cộng hịa Pháp đối với khu vực, được thúc đẩy bởi mong muốn phát triển một mối quan hệ hợp tác về kinh tế phục vụ cho các doanh nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế của chính nước Pháp. Cộng hịa Pháp cần đến CA-TBD như là một thị trường tiềm năng để chấn hưng nền kinh tế vẫn cịn rất trì trệ sau suy thối.

Tình hình kinh tế - xã hội của nước Pháp những năm gần đây mặc dù đã khởi sắc hơn sau khi thốt khỏi khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng như khủng hoảng nợ cơng trong Eurozone nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề như thâm hụt ngân sách, thất nghiệp, tình trạng nhập cư phức tạp và tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Kinh tế Pháp năm 2012 gần như khơng tăng trưởng khi chỉ số tăng trưởng ở các quý và của cả năm đều xấp xỉ 0%. Sau khi đã tăng lên tới mức 5,3% GDP trong tài khĩa 2011, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Cộng hịa Pháp trong năm 2012 đã giảm xuống cịn 4,8% nhờ những nỗ lực thắt lưngbuộc bụng [97]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cịn cao so với mức trung bình 3,7% trong khối 17 nước Eurozone [99]. Nợ cơng lên tới hơn 90% cịn tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này thuộc vào loại cao nhất của châu Âu, lên tới 10,7% vào năm 2012, cũng là tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất kể từ năm 1990 [97]. Chính những vấn đề kinh tế, xã hội là yếu tố quyết định dẫn đến việc người dân Pháp muốn cĩ sự thay đổi, địi hỏi chính quyền phải cĩ những điều chỉnh mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại.

Sự thịnh vượng ngày nay của nước Pháp - nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới thực chất cũng liên hệ rất chặt chẽ với sự phát triển năng động của CA- TBD, đặc biệt trong ngành cơng nghiệp quốc phịng và hàng khơng [71, tr.34]. Các quốc gia CA-TBD đang đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí do e ngại về những bất ổn tiềm tàng trong khu vực [56, tr.16]. Trước xu thế đĩ, Cộng hịa Pháp cố gắng nắm lấy cơ hội để cĩ một vị trí trong thị trường buơn bán vũ khí ở khu vực này, khi mà xuất khẩu vũ khí Pháp sang Trung Đơng đang bị giảm mạnh. Trong lĩnh vực hàng khơng, do nhu cầu đi lại tăng nhanh, thị trường CA-TBD, được đánh giá là năng động nhất, sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Cộng hịa Pháp. Ngồi ra, CA-TBD là khu vực giàu tài nguyên bậc nhất thế giới. Khi phát triển mối quan hệ với khu vực này, Cộng hịa Pháp sẽ nhận được nhiều lợi ích trong hoạt động xuất khẩu, chuyển giao máy mĩc khoa học cơng nghệ đồng thời cĩ thể nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động trong nước.

Về lợi ích văn hĩa, giáo dục

Trong bối cảnh tồn cầu hĩa với sự va chạm mạnh mẽ giữa các nền văn hĩa của những quốc gia khác nhau, tơn trọng sự khác biệt chính là chìa khĩa cho việc giảm thiểu xung đột và gia tăng hợp tác. Lợi ích về mặt văn hĩa của Cộng hịa Pháp trong khu vực là việc tăng cường truyền bá văn minh, văn hĩa Pháp, ngơn ngữ Pháp, chia sẻ và lan tỏa các giá trị Pháp trong sự cộng hưởng với tính đa dạng của các nền văn hĩa khác. Từ đĩ, nâng tầm ảnh hưởng và vị thế của Cộng hịa Pháp trên trường quốc tế cũng như thúc đẩy đa dạng vănhĩa trên thế giới. Pháp là đất nước cĩ nền giáo dục tân tiến thu hút được hàng ngàn học sinh - sinh viên trên tồn thế giới đến và học tập mỗi năm bởi chất lượng quốc tế, mơi trường học tập thân thiện và chuyên nghiệp. Tăng cường sự hiện diện tại khu vực CA-TBD tạo điều kiện cho Cộng hịa Pháp thúc đẩy quảng bá giáo dục đào tạo cũng như hỗ trợ cho học sinh - sinh viên đến nước này học tập và nghiên cứu.

Các lợi ích của Cộng hịa Pháp gắn chặt với tình hình kinh tế, an ninh, chính trị của CA-TBD. Do đĩ, điều thiết yếu là quốc gia này phải tăng cường cam kết của mình ở khu vực CA-TBD.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w