Các nghiên cứu về chínhsách đốingoại của ViệtNam đối với Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 31 - 33)

châu Á sau Chiến tranh Lạnh và làm rõ vị trí của Việt Nam trong ngoại giao Pháp ở châu Á từ năm 1993 đến nay. Tuy nhiên, tác phẩm được xuất bản ngay trước khi Cộng hịa Pháp triển khai chính sách xoay trục sang CA-TBD nên chưa cập nhật được những biến đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia này đối với khu vực nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng.

Nguyễn Thị Lan Hương (2018), Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp: Nội hàm và nguyên nhân, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3(114) [16] nhận định sau gần nửa thế kỷ vắng bĩng, Cộng hịa Pháp đang quay trở lại châu Á. Quốc gia này cĩ nhiều động thái tích cực như hàng loạt tuyên bố mạnh mẽ của giới lãnh đạo Pháp về tình hình an ninh khu vực, triển khai tàu và máy bay thực hiện quyền tự do trên biển và trên khơng tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tác giả bài báo lý giải những động cơ thúc đẩy sự tích cực của Cộng hịa Pháp tại châu Á nĩi chung và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nĩi riêng.

Nguyễn Thị Phương Dung (2020), Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp và những vấn đề quan tâm, Tạp chí Quốc phịng, số 51,quý III/2020 [5] đánh giá Cộng hịa Pháp hầu như khơng được đề cập nhiều trong các cuộc thảo luận liên quan đến các chủ thể chính ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vốn là một cường quốc thường trú tại khu vực, cĩ khả năng sức mạnh quân sự, quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác quốc phịng, Pháp cần được xem là một chủ thể “đáng chú ý” tại khu vực này. Đây là một trong số ít quốc gia đã xuất bản tài liệu về chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bài báo lý giải tại sao Pháp quan tâm đến khu vực này cũng như các hoạt động của Pháp để làm nổi bật sự gắn kết của quốc gia này trong khu vực.

1.1.3. Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Cộng hịaPháp Pháp

Một số cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam với Cộng hịa Pháp xuất bản thành sách trong nước như:

Nguyễn Vũ Tùng, Khuơn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, 2007, [34] đề cập đến quan hệ Việt Nam - Pháp trong chương II. Tác giả khái quát lịch sử hình thành khuơn khổ quan hệ đối tác của hai nước và các bước triển khai mối quan hệ của hai bên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng, văn hĩa, giáo dục… Tuy nhiên, tác phẩm được xuất bản trước

khi quan hệ Việt Nam - Pháp được nâng tầm đối tác chiến lược vào năm 2013 nên cĩ nhiều lĩnh vực hợp tác chưa được cập nhật.

Đại học Huế, 220 năm cách mạng Pháp (1789 - 2009) và quan hệ Việt - Pháp trong lịch

sử, 2009 [9] nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Pháp trong đĩ làm rõ quan hệ kinh tế Việt - Pháp

sau Chiến tranh Lạnh (1993 - 2007) và đầu tư của Cộng hịa Pháp tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Nhĩm tác giả của Đại học Huế khẳng định sau Chiến tranh Lạnh và đối đầu Đơng - Tây, quan hệ giữa Việt Nam với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực cĩ những chuyển biến tốt đẹp. Hai nước đã thống nhất phương châm hợp tác Việt Nam - Pháp là hữu nghị truyền thống, hợp tác tồn diện, lâu dài, tin cậy trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực kinh tế cịn về các lĩnh vực hợp tác khác chưa được đề cập nhiều.

Nguyễn Thị Quế, Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, 2019 [26] phân tích quan hệ Việt Nam - Pháp những năm đầu thế kỷ XXI trong chương 2. Kết cấu của chương gồm ba phần: Khái quát quan hệ Việt Nam - Pháp trước năm 2001; Thực trạng quan hệ Việt Nam - Pháp những năm đầu thế kỉ XXI trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hĩa, giáo dục, khoa học cơng nghệ, hỗ trợ tư pháp và pháp luật, quốc phịng - an ninh, hợp tác địa phương, cộng đồng người Việt tại Pháp; Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đến năm 2030 và khuyến nghị. Đây là nghiên cứu cĩ tính thời sự và giá trị thực tiễn cao khi dự báo về xu hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp và đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại của Việt Nam.

Một số bài viết nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam với Pháp đăng ở tạp chí trong nước như:

Trần Thu Hồn (2016), Quan hệ Việt Nam - Pháp: Những dấu ấn thời gian, Tạp chí

Cộng sản, số 888 [12] nhận định quan hệ Việt Nam - Pháp là một mối quan hệ đặc biệt, cĩ

cội rễ từ lịch sử; trải qua nhiều thăng trầm và đầy triển vọng trong tương lai. Mười hai năm sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Tng thng Phỏp Franỗois Hollande thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam năm 2016. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Pháp cĩ những bước phát triển tích cực, đặc biệt từ khi hai nước quyết định nâng quan hệ lên “Đối tác chiến lược”.

Nguyễn Thị Hạnh (2018), 45 năm quan hệ Việt - Pháp (1973 - 2018), Tạp chí Lịch sử

Đảng, số (330) 05 [11] đánh giá quan hệ Việt Nam - Pháp trong 45 năm (1973 - 2018) đĩng

một vai trị hết sức quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của mối quan hệ hai nước. So với quan hệ của Việt Nam đối với các nước phương Tây khác thì nĩ cĩ những đặc điểm hết sức riêng biệt. Điểm nổi bật nhất của mối quan hệ này cĩ thể được gọi là “lội ngược dịng” trong

xu hướng chung của QHQT. Hai nước Việt Nam và Cộng hịa Pháp đã vượt lên những bất đồng chính trị, sự đối đầu về ý thức hệ để luơn giữ được sự liên tục của mối quan hệ cả trong những năm tháng khĩ khăn nhất. Do vậy,mối quan hệ Việt Nam - Pháp khơng chỉ được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử, mà cịn được củng cố bền vững hơn qua các giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w