Với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 66 - 68)

Quan hệ với Trung Quốc vẫn luơn là một ưu tiên truyền thống của các thế hệ lãnh đạo Pháp, vốn được nhận định là một mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cảnh giác. Pháp là nước lớn phương Tây đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, cũng là nước đầu tiên ở phương Tây thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tồn diện với Trung Quốc. Trước vị thế của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Cộng hịa Pháp đã cĩ những điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với nước này trong tổng thể chính sách đối với CA-TBD cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo được lợi ích của mình.

Về kinh tế

Trung Quốc là một trong 10 đối tác kinh tế hàng đầu trên thế giới của Cộng hịa Pháp, chiếm 5,5% - 6,5% tổng trao đổi thương mại tồn cầu của Cộng hịa Pháp [77]. Trước khi tiến hành xoay trục, trong vịng 30 năm từ 1983 - 2011, thị phần Pháp tại Trung Quốc giảm từ 1,4% xuống 1,27% và Cộng hịa Pháp chịu thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc ở mức 26,4 tỷ EUR vào năm 2011, chiếm đến 40% tổng thâm hụt mậu dịch Pháp [77]. Trong khi đĩ, đầu tư Trung Quốc tại Cộng hịa Pháp cịn rất hạn chế, chỉ ở mức 700 triệuEUR [77]. Nguồn vốn dồi dào và mong muốn đầu tư của Trung Quốc rõ ràng là viễn cảnh rất hấp dẫn đối với các nền kinh tế ngập trong khĩ khăn tại châu Âu như Cộng hịa Pháp.

Hai mục tiêu chính của Cộng hịa Pháp là thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc và thu hút đầu tư của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế trì trệ.

Chuyến thăm Trung Quốc hai năm liên tiếp 2018 - 2019 của Tổng thống Cộng hịa Pháp Emmanuel Macron nằm trong chiến lược đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc. Trong các chuyến thăm này, hai nguyên thủ quốc gia chứng kiến lễ ký kết hàng

loạt thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ USD giữa các cơng ty Pháp và Trung Quốc trong các lĩnh vực hàng khơng, nơng nghiệp và năng lượng hạt nhân. Hai nhà lãnh đạo đã cam kết một mặt tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, hàng khơng vũ trụ và các lĩnh vực truyền thống khác, mặt khác tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như thực phẩm, cơng nghệ cao và phát triển hạ tầng 5G.

Sau khi tiến hành xoay trục, xuất khẩu Pháp sang Trung Quốc năm 2018 đạt 21 tỷ EUR, tăng 11% so với năm 2017, bình quân tăng 5% một năm. Thâm hụt thương mại Pháp với Trung Quốc giảm 1,2 tỷ EUR vào năm 2018 nhờ vào xuất khẩu thiết bị hàng khơng, mỹ phẩm và dược phẩm [87]. Hiện nay, hơn 2000 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Trung Quốc, sử dụng gần

500.000 lao động [77]. Trong hơn một thập kỷ qua, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu tăng mạnh, đặc biệt là ở Cộng hịa Pháp chiếm gần 10% tổng số các khoản đầu tư của Trung Quốc vào EU.

Về chính trị - ngoại giao

Cộng hịa Pháp chủ trương tăng cường quan hệ với Trung Quốc khơng chỉ trên bình diện song phương, mà cịn cả trong các vấn đề đa phương và tồn cầu. Năm 2013, Tổng thng Franỗois Hollande cng du n Trung Quc, cùng với phái đồn hùng hậu nhất mà ơng đã đưa ra nước ngồi kể từ khi vào điện Elysée [Phụ lục 8]. Chuyến cơng du thể hiện vai trị then chốt của quan hệ song phương Pháp - Trung trong chính sách xoay trục sang CA-TBD ca Phỏp. Nm 2015, Tng thng Franỗois Hollande tip tục cĩ chuyến cơng du

hai ngày với trọng tâm là vận động cho thành cơng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu [4, tr.20]. Ơng kêu gọi Trung Quốc đối thoại với các nước cịn lưỡng lự để các bên gia tăng nỗ lực.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố muốn mỗi năm đi thăm Trung Quốc một lần. Tháng 3 năm 2019, trong chuyến thăm Cộng hịa Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nguyên thủ quốc gia hai nước nhất trí xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược tồn cầu Pháp - Trung vững chắc, ổn định và năng động hơn. Quyết định này mở ra một chương mới trong quan hệ Pháp - Trung. Hai nước đã ban hành một tuyên bố chung để bảo tồn chủ nghĩa đa phương và cải thiện quản trị tồn cầu đồng thời ký kết một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hàng khơng vũ trụ, năng lượng hạt nhân, nơng sản và giao thơng vận tải. hợp tác trong thị trường thứ ba. Tháng 11 năm 2019, Tổng thống Emmanuel Macron đã đến thăm Trung Quốc. Đây là chuyến cơng du thứ hai tới Trung Quốc của ơng Macron kể từ khi ơng nắm quyền tháng 5 năm 2017, song là lần gặp gỡ thứ 6 giữa hai nhà lãnh đạo trong vịng 3 năm [Phụ lục 8].

Cùng với việc cơng bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Tổng thống Pháp Macron đã kêu gọi tạo ra một trục Paris-Delhi-Canberra để giành được sự tơn trọng từ phía Trung Quốc [93]. Năm 2019, Tháng 3 năm 2019, trong chuyến thăm Cộng hịa Pháp của Chủ tịch Tập Cận Bình, Pháp cho tàu chiến Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan. Và Trung Quốc đã phản ứng, rút lại lời mời nước Pháp tham gia cuộc diễu binh hải quân nhân kỷ niệm 70 năm hải quân Trung Quốc. Cho dù việc tàu Pháp đi qua eo biển trên là hợp pháp thì Trung Quốc vẫn coi đĩ là mối đe dọa và đi ngược lại chính sách một Trung Quốc của nước này. Thơng qua động thái này, Cộng hịa Pháp muốn thể hiện sự hiện diện với khu vực đồng thời gửi một thơng điệp tới Trung Quốc về đối tác đa phương và về tự do đi lại.

Sau đĩ vào tháng 2 năm 2021, Cộng hịa Pháp đã đưa tàu ngầm tấn cơng hạt nhân Emeraude cùng tàu hỗ trợ Seine tuần tra tại Biển Đơng [80]. Đây là bằng chứng rõ ràng về khả năng của hải quân Pháp triển khai lựclượng ở xa, trong thời gian dài, cùng với các đối tác chiến lược là Australia, Mỹ, và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w