4. Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh.
2.4 Uỷ nhiệm chi (UNC)
UNC là lệnh của chủ TK giao cho NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản để trả cho ng−ời thụ h−ởng có tài khoản cùng hoặc khác NH.
Tại Chi nhánh NHCT Đống Đa thì UNC đ−ợc sử dụng rất nhiều và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTKDTM.
Bảng 10. Tình hình sử dụng uỷ nhiệm chi.
Đơn vị: Triệu đồng
2003 2004 So sánh 04/03
Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tăng (+), Giảm (-) Tỷ lệ (%)
Tổng 30.300.079 100 40.343.972 100 +10.043.893 133,1
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng của UNC trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, năm sau cao hơn năm tr−ớc. Năm 2003 UNC đạt 25.270.266trđ chiếm 83,4%, năm 2004 đạt 34.897.535trđ chiếm 86,5% tăng thêm 9.627.269trđ so với năm 2003 với tốc độ tăng 138,1%. Có thể thấy UNC đ−ợc sử dụng nhiều hơn các hình thức khác có thể do các nguyên nhân sau:
- Phạm vi thanh toán của lệnh chi đ−ợc áp dụng khá rộng, thanh toán cùng NH, khác NH cùng hệ thống hoặc khác hệ thống, thanh toán qua TK TG tại NHNN.
- Thời hạn thực hiện lệnh chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với ng−ời sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Nội dung thanh toán phong phú, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, chuyển tiền, chuyển cấp vốn, làm nghĩa vụ với NSNN... nên doanh số thanh toán của UNC chiếm tỷ trọng cao và số món tham gia giao dịch lớn.
- Thủ tục thanh toán giản đơn. Sau khi ng−ời mua hoàn tất việc nhận hàng thì sẽ lập lệnh chi yêu cầu NH trích tiền gửi từ TK của mình để trả ng−ời bán.
Tuy nhiên hình thức thanh toán bằng UNC cũng không phải không có những hạn chế. Đó là có thể có những tr−ờng hợp ng−ời mua sau khi nhận đủ hàng hoá nh−ng cố tình không lập UNC gửi đến NH đề nghị thanh toán cho ng−ời bán với mục đích chiếm dụng vốn của ng−ời bán, hoặc trên tài khoản của ng−ời mua không đủ số d− để thanh toán cho ng−ời bán.
3. Đặc điểm thanh toán bằng UNC tại Chi nhánh NHCT Đống Đa
Hình thức thanh toán bằng UNC chủ yếu dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị với nhau. Cụ thể:
Bảng 11. Đối t−ợng sử dụng UNC Đơn vị: Triệu đồng
2003 2004
Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng DS thanh toán 25.270.266 100 34.897.535 100 1. Thanh toán trong mua bán hàng hoá 17.992.429 71,2 24.183.991 69,3 2. Thanh toán tiền dịch vụ 5.989.053 23,7 8.549.896 24,5 3. Thanh toán khác 1.288.784 5,1 2.163.648 6,2
Từ bảng trên ta thấy, trong tổng doanh số thanh toán bằng UNC thì thanh toán trong mua bán hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn; 71,2% t−ơng ứng với 17.992.429trđ năm
2003 và 69,3% năm 2004 với số tiền 24.183.991trđ. Tiếp đến là thanh toán tiền dịch vụ với doanh số năm 2003 là 5.989.053trđ chiếm 23,7% và năm 2004 là 8.549.896trđ chiếm 24,5%. Doanh số thanh toán khác chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dùng để chuyển tiển, chuyển cấp vốn, làm nghĩa vụ với NSNN, với doanh số 1.288.784trđ chiếm 5,1% năm 2003 và 2.163.548 chiếm 6,2% năm 2004.
Bảng 12. Số tiền bình quân trên 1 UNC Đơn vị: Triệu đồng
2003 2004 So sánh 04/03
Chỉ tiêu Tăng (+), Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tổng số món 103.527 130.382 +26.855 125,9 Tổng số tiền 25.270.266 34.897.535 +9.627.269 138,1
Bình quân 1 UNC 244,1 267,7 +23,6 109,7
Từ bảng số liệu trên ta thấy, doanh số thanh toán bằng UNC năm sau tăng hơn năm tr−ớc cả về số món, số tiền cũng nh− số tiền bình quân trên 1 UNC. Điều này cho thấy UNC là hình thức ngày càng đ−ợc lựa chọn nhiều hơn.
Theo quy định UNC đ−ợc áp dụng để thanh toán cho ng−ời đ−ợc h−ởng có tài khoản ở cùng NH, khác hệ thống NH, khác tỉnh. Có thể nói phạm vi sử dụng của UNC là rất đa dạng. Tuy nhiên hình thức sử dụng UNC vẫn có những nh−ợc điểm do đó một số đơn vị còn dè dặt khi sử dụng nhất là trong thời buổi kinh tế thị tr−ờng. Vì vậy vẫn cần phải có những biện pháp khắc phục cũng nh− có những quy định để làm cho UNC trở thành hình thức thanh toán đáng tin cậy. Đồng thời cũng phải có những biện pháp làm cho các hình thức TTKDTM khác đ−ợc sử dụng rộng rãi hơn.
Ch−ơng III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện công tác TTKDTM nói chung và UNC nói riêng tại
chi nhánh NHCT Đống Đa