Bị côn trùng chích.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 81)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

175. Bị côn trùng chích.

Bị ONG, Tò Vò ĐốT - Nhiều bộ phận của cơ thể rất nhạy cảm với nọc của loài ong nên rất nhức nhối.

Chích người, bao giờ ong cũng để lại ngòi. Bởi vậy, phải tìm cách lấy cái ngòi này ra, rồi rửa chỗ bị chích bằng nước pha giấm, chườm nước đá. Nọc ong có thể làm chỗ da bị chích tấy đỏ, đau rát trong vài ngày.

Nếu bị ong chích nhiều chỗ - nhất là ở cổ, ở miệng các cháu nhỏ có thể nôn ói, nhịp tim tǎng, khó thở, toàn thân bị phù nề, cổ họng bị phù, rối loại tuần toàn, nhiều khi nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy, khi thấy một cháu nhỏ bị ong đốt ở vùng miệng và cổ, cần đưa cháu tới bệnh viện để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.

Bị Bọ Cỏ ĐốT - Cuối mùa hè, thường có một số loài bọ ở cỏ. Các trẻ nhỏ chơi đùa trên cỏ, dễ bị chúng đốt, làm da phồng đỏ, ngứa. Nên bôi lên da các cháu loại dung dịch chống ngứa thường bán ở các hiệu thuốc. Cũng có cả những pommát bôi trước vào da để chồng loài bọ cỏ.

Bị NHệN ĐốT - Vết chích của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không nguy hiểm. Chỉ cần rửa sạch chỗ bị chích và chườm nước đá. Nếu cần, uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.

Bị MUỗI ĐốT - Nếu bị nhiều muỗi đốt, các cháu nhỏ cựa quậy, gãi và có thể tự làm nhiễm trùng da, gây sốt. Nên rửa những nết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng. Bôi cho các cháu các dung dịch chống ngứa bán ở hiệu thuốc. Để chống muỗi, có thể dùng các loại tinh dầu chanh hoặc cỏ roi ngựa, bôi lên những chỗ da không có quần áo che.

RUồI TRÂU - Có loại ruồi lớn - ruồi trâu - cũng đốt và hút máu người. Vết đốt gây đau nhức, cần được lau rửa bằng nước giấm. Nếu các cháu bé đau nhiều, cho cháu uống aspirin để giảm đau, theo chỉ định của bác sĩ.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)