Tiếng khóc của Bé.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 60)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

130.Tiếng khóc của Bé.

Khi Bé chưa biết nói thì tiếng khóc của Bé là phương tiện thông tin với người lớn về trạng thái của mình, đang khó chịu hay dễ chịu, đang cần gì, muốn gì, đang đau hay sợ...

Do đó, người lớn cần hiểu tiếng khóc của Bé muốn diễn đạt điều gì? Bé ĐóI: khóc to, lâu.

Bé ĐAU: khóc ré lên, to nhỏ tùy theo bi đau ít hay nhiều.

Bé ĐAU RÂM RAN, KHó CHịU: tiếng khóc đều đều, rặn ra, dai dẳng. Bé Quấy, LàM NũNG: khóc nức nở.

Các bà mẹ là những người dễ thông hiểu tiếng khóc của con nhất và còn chú ý cả tới những nét mặt, động tác tay chân, cách nằm, quẫy, nhịp thở v.v.... của Bé nữa. Thí dụ Bé khóc đúng giờ vào mỗi buổi chiều là cần đi ị. Bất chợt ré lên hay rên khẽ: Bé bị đau tai hoặc đau bụng.

131. Cơn khóc.

Trẻ em thường có những cơn gào, cơn khóc, đến nỗi mặt xanh đi vì phải nhịn thở. Có cháu có thể ngất đi một lát. Tuy các hiện tượng này dễ gây xúc động cho người lớn, nhưng không có gì nguy hiểm.

Các cháu có tính hay hờn, dỗi thường có những cơn như thế. Các bác sĩ có thể khuyên bạn cách chữa là: làm thế nào cho các cháu không tin vào kết quả của việc lấy tiếng khóc làm vũ khí để yêu sách người lớn nữa.

132. Mệt.

Mấy tuần nay, sắc mặt của con bạn có vẻ tái nhợt, mắt thâm quầng, nét mệt mỏi. Cháu không chịu chơi, ngậm ngón tay và không chịu ǎn. Cháu chỉ muốn nằm dù thân nhiệt không cao, không sốt.

Sự mệt mỏi của cháu có thể là do sự phát triển của cơ thể hoặc vì bị mất ngủ trong những ngày vừa qua do đi ngủ muộn, dậy sớm để tới trường, không ngủ được vì tiếng ồn của ra-đi-ô, ti-vi... Nhưng cũng rất có thể, đó là dấu hiệu của việc cháu "sắp bị bệnh". Cần cho cháu tới bác sĩ để khám bệnh.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 60)