Va chạm, ngất, các trường hợp ngã.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 76)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

167.Va chạm, ngất, các trường hợp ngã.

Nếu cháu ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có máu chảy ra ở miệng hoặc ở mũi, ở tai, tay chân co giật khác thường phải đưa ngay tới phòng cấp cứu. Trong khi di chuyển cháu, hoặc chờ đợi bác sĩ tới, NHớ :

-Tránh không di động cháu.

-Đặt nằm thẳng người đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để nếu cháu nôn, ói hay bị chảy máu mũi, miệng chất lỏng không vào được trong họng để xuống phổi;

-Không được cho cháu uống hay ǎn bất cứ thứ gì.

* GẫY Xương - Nếu đứa trẻ ngã thấy không điều khiển được những cử động tay, hoặc chân nữa thì cháu có thể đã bị trẹo khớp hoặc gãy xương. Nắn nhẹ cánh tay, khớp tay, khuỷu tay, đùi, chân bác sĩ có thể xác định được chỗ gãy ở điểm cháu kêu đau nhiều. Nhưng, muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa cháu đi chụp X-quang.

Hiện tượng gãy xương khi ngã nhẹ chứng tỏ xương cháu không chắc (có thể vì cơ thể thiếu chất Canxi).

* NGã ĐậP ĐầU XUốNG TRƯớC - Nếu sau khi ngã bị va mạnh vào đầu, cháu bị ngất dù trong thời gian ngắn cũng phải đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay. Dù nhìn bên ngoài, chỗ va chạm không có dấu hiệu gì là vết thương nặng, nhưng bác sĩ vẫn có thể yêu cầu phải đi chụp X-quang phần sọ não nếu thấy cần thiết.

Trong thời gian tiếp theo, người sǎn sóc các cháu phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không?

Trong suốt 24 giờ của ngày đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem cháu có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máutrong não, cháu có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người sǎn sóc không hay biết.

Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là:

- Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc cháu tự nhiên tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã, kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt. Cần phải mời bác sĩ tới bên giường bệnh ngay để nhận định sát hơn nứa tình trạng bệnh của cháu.

CHáU NGã VàO VậT NHọN

Nếu vật nhọn đâm vào chân, tay thì chỉ là vết thương chảy máu cần phải cầm máu và sát trùng vết thương.

Nếu vật đâm vào đầu, bụng, lưng : cần phải có bác sĩ chuyên môn.

Nếu vật đâm vào bụng, trong khi bác sĩ chưa đến, hãy cho cháu bé tiểu tiện và nhận xét xem nước tiểu của cháu có đỏ không để báo cáo cho bác sĩ biết. Hiện tượng cháu không tiểu tiện được cũng cần phải nói rõ.

Vật nhọn có thể làm thương tổn thận, lá lách, ruột xuyên qua thành bụng. Do đó, cần phải xác định các trường hợp trên bằng phương pháp siêu âm vùng bụng.

CHáU Bị THƯƠNG ở CằM, ở MặT - Rửa vết thương bằng nước sạch để làm trôi các chất bẩn như đất, cát. Sau đó, rửa bằng thuộc sát trùng.

Nếu vết thương lớn, vết sẹo hình thành sau này ở mặt cháu sẽ ảnh hưởng tới sự thẩm mỹ của nét mặt. Bởi vậy, phải đưa cháu vào bệnh viện để khâu ghép da, làm cho vết sẹo sau này đỡ xấu hơn.

CHáU Bị THÂM TíM HOặC NổI U - Những vết tím và cục u sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy vậy, có thể chườm nước lạnh vào chỗ u để giảm đau và bǎng nhẹ chỗ da bị xước để tránh va chạm.

Một phần của tài liệu 220 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ (Trang 76)