Ẩm thực xứ Quảng

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn cơ sở văn hóaviệt nam đề tài vùng văn hóa trung bộ (Trang 25 - 27)

Khi đến với Quảng Nam bạn có thể nghe thấy những lời mời gọi đẩy đưa của cơ bán Mì Quảng- một món ăn dân dã nhưng rất Quảng Nam với thịt gà dai dòn, mùi thơm nồng của rau, vị béo ngậy của thịt của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất

giịn béo của bánh tráng .. đã trở thành món ăn ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm

và gần gũi.

Mì Quảng khơng giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bị Huế hay bún Ơc Hà Nội. Mì Quảng có nhiều loại khác nhau, nào là mì gà, mì tơm, mì thịt, mì trứng, mì bị, mì sứa, mì cá lóc... nhưng hương vị đặc trưng của nó thì khơng lẫn vào đâu được. Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng. Gạo là loại không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vịng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chống lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì khơng dính, phải dùng dầu phụng (hay còn gọi là dầu lạc) phi với củ nén đập dập.

Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì ngun liệu chính là tơm tự nhiên và thịt heo tươi. Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để ngun con thì được ướp cùng với thịt, một ít tơm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên. Mì Quảng truyền thống hầu như rất ít khi dùng đường khi chế biến. Nguyên liệu sau khi ướp thì được tao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng hấp chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.

Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngị rí với hành hoa thái nhỏ.trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng. Đặc biệt thành phần khơng thể thiếu của mì Quảng là đậu phụng rang và bánh tráng mè

nướng giòn. Vị thơm của đậu phụng rang và giòn của bành tráng tất cả trộn lẫn tạo

nên mùi vị đậm đà đặc trưng.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn cơ sở văn hóaviệt nam đề tài vùng văn hóa trung bộ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w