Tục thờ cúng Lỗ Lường

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn cơ sở văn hóaviệt nam đề tài vùng văn hóa trung bộ (Trang 30 - 31)

Tục thờ cúng Lỗ Lường tương tự tục thờ sinh thực khí là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực ( từng tồn tại trong nền văn minh Việt cổ nói riêng và trong nhiều nền văn minh cổ đại ở vùngNam Á và Đơng Nam Á nói chung) xuất hiện cách nay vài trăm năm - với mong muốn cầu xin chư vị “Thần linh biển cả”phù hộ được trúng mùa cá, bình yên cho ngư dân.

Ngày xưa ngư dân vùng biển Khánh Hịa đi đánh cá ở các gành đảo có tục thờ cúng một số khe đá tự nhiên gọi là khe bà Lường hoặc lỗ Lường gần nơi kết gang lưới.Tại chỗ có khe đá người ta có cât một cái miễu nhỏ. Trong miễu đặt vài ba “bộ đồ”là những khúc gỗ sơn đỏ tạc hình dương vật. Nhiều ngày khơng đánh được cá ,người đại diện đầm đăng hoặc ông Chèo dọc phải khăn áo chỉnh tề vào hang cùng bánh trái,chè xôi rồi cầm “bộ đồ”chọt vào khe mấy cái.Đây là động tác nghi lễ tượng trưng cho sự giao phối ,dâng hiến để bà vui lòng, thỏa mãn,ban cho ngư dân ước nguyện “biển no”,trúng mùa nhiều cá. Nhiều lần sau nghi thức người dân đã đánh được cá.

Những vật dụng dùng trong việc thờ cúng Lỗ Lường :

- 1 bài vị viết bằng chữ nho đề tên Dương Thị Đĩ Nương Nương

- 1 mảnh gỗ chạm trỗ hình tam giác ,ở giữa khoét một lỗ tròn ,tượng trưng Lỗ Lường (khi hang khơng có tảng đá có khe nứt tự nhiên)

- 2 “bộ đồ”bằng gỗ,mỗi cái dài 5 tấc,sơn đỏ đẽo gọt giống như của thật Sau này do cá ít lại ngại vào sát bờ ,nên nhiều đầm đăng đã bị bỏ hoang khơng cịn khai thác .Mặt khác nghề lưới đăng được tổ chức thành tập đoàn hay hợp tác xã với các thế hệ ngư phủ mới,việc cúng kiêng theo cổ lệ tại các sở đầm chỉ còn thực hiện đơn giản.

Ngày nay tục lệ độc đáo này chỉ cịn ở đảo Hịn Đỏ duy trì tổ chức vào ngày 19- 20/2 âm lịch hằng năm.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn cơ sở văn hóaviệt nam đề tài vùng văn hóa trung bộ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w