Phong tục lon gạo phúng đám không biết xuất hiện tự bao giờ, nó đã thực sự trở thành mối gắn kết bền chặt hơn tình làng nghĩ xóm,tình thiện tâm của mỗi con người xứ Huế.
Mỗi lần trong làng có người đủ 18 tuổi khuất núi thì mỗi hộ gia đình đong một lon gạo để làng đi phúng điếu. Ngày xưa khi làng cịn nghèo mười nhà thì đến chín nhà thiếu đói quanh năm.Đặc biệt khi gia chủ có người mất thì con cháu tập trung lo hậu sự nên cái cần nhất là gạo để nấu cơm.Xuất phát từ ý tưởng đó,một bơ lão của làng đã đề xuất thành lập cái gọi là “lon gạo đám” và đã được toàn thể con dân trong làng chấp thuận.Cứ như hễ nhà ai có người ra đi thì gia đình tang chủ lại cử người báo tin cho trưởng làng biết ,rồi ông trưởng làng lệnh cho ơng đánh phèng mặc áo dài đen khăn đóng đi khắp làng để thơng báo tin buồn đến tồn thể dân làng.Nếu người mất là đàn ơng thì đánh 7 tiếng,đàn bà thì 9 tiếng.Vì thế chỉ nghe tiếng phèng nguời ta liền đoán được là trai hay gái, già hay trẻ.
Trước lúc làng đi phúng điếu, các trưởng xóm có nhiệm vụ đến từng nhà thu gom gạo,sau đó tập hợp một về một nhà gần gia đình tang chủ để đi phúng điếu.Gạo chủng loại ,từ gạo cao cấp thơm dẻo cho đến bình dân sau đó dược hịa trộn lại gọi là “gạo đám”.
Ngày nay,cuộc sống vật chất của người dân đã đầy đủ,khơng cịn túng thiếu, đám tang ông bà cha mẹ được con cháu tổ chức chu đáo hơn nên tục lon gạo phúng đám trong tang lễ dần khơng cịn nữa nhưng hình ảnh lon gạo đám đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống .
(Nguồn báo dân việt)