STT Chỉ tiêu Tổng phiếu Tỷlệ (%) Tổng sốphiếu 150 100 1 Nhiệt tình 20 13,33 2 Đúng mực 130 86,67 3 Khơng nhiệt tình 0 0 4 Gây phiền hà 0 0 5 Ý kiến khác 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Về thái độ của cán bộ khi thực hiện các thủ tục, kết quả điều tra cho thấy 20 người được điều tra nhận thấy các cán bộ thực hiện TTHC rất nhiệt tình hướng dẫn người dân hoàn tất thủ tục, chiếm 13,33%; 130 người cho rằng thái độ của các cán bộ là đúng mực, chiếm 86,67%. Khơng có ý kiến nào đánh giá thái độ của các cán bộ là khơng nhiệt tình hoặc gây phiền hà cho người dân. Đây là một kết quả rất tốt và đáng khích lệ cho cơng tác thực hiện các quyền sử dụng đất tại các phường trung tâm thành phố Thái Nguyên.
3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho tại một số phường trung tâm thành phố quyền chuyển nhượng, tặng cho tại một số phường trung tâm thành phố
Thái Nguyên
3.4.1. Thuận lợi
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai được đẩy mạnh góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành của người dân trong sử dụng đất;
-Cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của người dân. Chỉ đạo quyết liệt giải quyết đơn, thư của người dân liên quan đến đất đai, hạn chế tối đa các vụ việc kéo dài mà chưa được xử lý;
-Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
- Quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện đúng theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc ngành Tài ngun và Mơi trường quản lý áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
-Có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố;
- Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) phần nào đã góp phần giúp huyện trong công tác tiếp nhận và trả kết quả giúp cho công việc được giải quyết nhanh gọn và đạt hiệu quả.
- Cán bộ làm công tác quản lý đất đai trong thành phố đều có trình độ chun mơn cao, thường xun trao đổi, hướng dẫn vềnghiệp vụcho cán bộ địa chính phường.
3.4.2 Khó khăn
-Hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hệ thống
bản đồ giải thửa c do sử dụng nhiều năm nên đã cũ (Bản đồ khơng chính quy được đo v năm 1991) việc chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ bản đồ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo quy định gây nhiều khó khăn trong quá trình cấp GCNQSD đất.
- Hiện nay, đất đai trên địa bàn thành phố biến động thường xuyên, liên tục, nhiều trường hợp người sử dụng đất tự ý tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà khơng thơng qua chính quyền địa phương; nhiều thửa
đất còn đang tranh chấp; đất đồi cọ; đất của tộc họ chưa phân chia quyền sử
dụng đất,… nên gây khó khăn cho việc đề nghị đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
-Qua các thời kỳ việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu địa chính chưa được thực
hiện đúng quy định, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu chưa tốt cũng gây ra một số khó khăn trong cơng tác quản lý hiện nay.
-Việc thực hiện thủtục chuyển quyền sửdụng đất ởcác đơn vị phường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vềthời gian.
-Nhiều trường hợp đã mua bán trao tay nhưng chưa làm thủtục chuyển
nhượng và thực hiện nghĩa vụtài chính với nhà nước.
-Tình hình cấp Giấy chứng nhận QSD đất ở thành phố còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ảnh hưởng đến cá nhân có nhu cầu chuyển quyền
nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất.
-Công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai còn chậm trễ, ảnh
hưởng đến việc chuyển quyền QSD đất tại những khu vực trong vùng tranh chấp và những khu vực có liên quan.
- Do nhu cầu chuyển nhượng ngày càng tăng, người sử dụng đất chưa
nắm rõ về quy định chuyển quyền dẫn đến việc hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cịn sảy ra tình trạng q tải dẫn đến chưa đáp ứng được mong muốn giải quyết hồ sơ nhanh và hài lòng của người sửdụng đất
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho tại một số phường trung tâm thành phốThái Nguyên tặng cho tại một số phường trung tâm thành phốThái Nguyên
3.4.3.1. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến pháp luật
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng vì:
Thứ nhất: trong đăng ký biến động đất đai cần thực hiện đăng ký hiện trạng và đăng ký quyền của người đang khai thác lợi ích. Nếu thực hiện được điều này thì nhà nước mới có thể quản lý chặt ch cách thay đổi về bất động sản và bảo đảm an toàn cho các giao dịch chuyển quyền sau này.
Thứ hai, việc đăng ký ban đầu nên thực hiện tại một cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm tính thống nhất về thủ tục, hạn chế gây phiền hà cho nhân dân.
Thứ ba: nguồn nhân lực phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính phải được đào tạo, tạo có trình độ chun mơn sâu, am hiểu về bất động sản. Nhân viên phải sử dụng thành thạo các cơng cụ, phương tiện quản lý, có năng lực tốt, có thể kiểm tra, xác minh được tính chính xác của các thơng tin về bất động sản tham gia giao dịch.
3.4.3.2. Giải pháp cải tiến thủ tục hành chính
-Hồn thiện các quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Từng bước kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai mà trước hết là kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan thuộc Tài nguyên và môi trường các cấp đặc biệt là các cơ quan thuộc cấp huyện. Nhà nước cần quan tâm việc xây dựng và củng cố các tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực đất đai cụ thể như tổ chức phát triển quỹ đất. Cần phải quan tâm hơn nữa việc chuẩn hóa các quy định về thủ tục thực hiện giao dịch về đất đai để bớt phiền hà cho nhân dân.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất rất cần đến việc tiến hành chun mơn hóa đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, phường. Những cán bộ cần có trình độ chun mơn, có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất cán bộ. Cán bộ địa chính, cán bộ hành chính phải nắm vững nghiệp
vụ và thực thi đúng trách nhiệm của mình là những địi hỏi ngày càng cao về năng lực và chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước về đất đai.
-Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thuế, thuế phí, lệ phí phát
sinh trong chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Hoàn thiện các quy định về thủ tục, hồ sơ địa chính và lưu giữ, tra thông qua chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Bổ sung các quy định hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để chuyển quyền sử dụng đất đất để các chủ thể, hộ gia đình thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ với nhau và tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật hành chính, pháp luật về đất đai trong thời gian tới. Đồng thời, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng quy trình thủ tục đầy đủ, chính xác, giảm chi phí hành chính. Các thủ tục được thực hiện nhanh gọn, tránh phiền hà cho nhân dân.
3.4.3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký đất đai trực tuyến, cải cách dịch vụ công về đất đai
Nhằm xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất trên
phạm vi cả nước, Bộ TN&MT vừa có Văn bản số 5904/BTNMT-TCQLĐĐ gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc góp ý cho Đề án “Tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia”.
Theo Bộ TN&MT, gần đây, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.
Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, ngành TN&MT đã tích cực triển khai đồng loạt các giải pháp và đạt được nhiều thành tích trong cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, giao dịch về đất đai.
Bộ TN&MT và các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công về đất đai, cải cách hành chính
trong lĩnh vực đất đai, đồng thời, cũng tạo lập các hành lang pháp lý hỗ trợ cho việc triển khai hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai. Do vậy, huyệ cần chủ động đầu tư về hạ tầng trang thiết bị, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để đẩy mạnh cải cách hành
chính, triển khai các các dịch vụ công cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, đã có nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sơ dữ liệu đất đai ở nước ta và bước đầu hệ thống thông tin đất đai và cơ sơ dữ liệu đất đai được hình thành. Tuy vậy, do chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống nên việc lưu trữ dữ liệu hiện nay còn phân tán, chưa được quản lý, vận hành một cách hợp lý, dẫn tới hiệu quả khai thác và sử dụng những dữ liệu này cho công tác quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Dữ liệu đầu tư mới tập chung vào cơ sơ dữ liệu địa chính, các cơ sơ dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất,… là các thành phần cấu thành cơ sơ dữ liệu đất đai hoàn chỉnh chưa được đầu tư. Việc đảm bảo dữ liệu được cập nhật, chia sẻ cho các đối tượng khác nhau cùng khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa quan tâm, chú trọng đã phần nào giảm tính hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư.
3.4.3.4. Tuyên truyền và hướng dẫn người sử dụng đất việc nộp hồ sơ trực tuyến
Hiện nay, thời gian qua việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến mức độ 4 của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên đã có cải thiện, tuy nhiên số lượng nộp hồ sơ TTHC trực tuyến mức độ 4 vẫn còn rất thấp (mới đạt 1.12%) chưa đáp ứng yêu cầu. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh; góp phần phịng, chống dịch dịch
COVID-19 đang diễn biến phức tạp khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước, Sở Tài nguyên và Mơi trường cần u cầu Văn phịng Sở, các phịng chuyên môn, Chi cục Bảo vệ Mơi trường, Văn phịng Đăng ký đất đai tiếp tục
đẩy mạnh việc tuyên truyền dưới nhiều hình thức về TTHC đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền của Sở được cung cấp trên môi trường mạng Internet để thu hút người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Trong đó đặc biệt chú trọng giao nhiệm vụ cho cán bộ một cửa thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân theo hình thức "cầm tay chỉ việc" tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trên toàn tỉnh để tăng số nộp và giải quyết hồ sơ trực tuyến.
KẾT LUẬNVÀ ĐỀNGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu về lĩnh vực chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giai đoạn 2017-2020 tại một số phường trung tâm thành phố Thái Nguyên, ta có thể rút ra được một số kết luận như sau:
1- Kết quả thực hiện đăng ký quyền chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất giai đoạn 2017 –2020 như sau: hồn thành4.946 hồ sơ chuyển nhượng với diện tích 2.521.221,60m2; 3.456 trường hợp đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất với diện tích là 1.690.022,60m2
2 -Kết quả điều tra về việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho tại một số phường trung tâm thành phố Thái Nguyên cho thấy:
-Sau khi tiến hành khảo sát 102 hộ đã thực hiện quyền chuyển nhượng tai các phường trung tâm thành phố Thái Nguyên, với số diện tích đất ở được chuyển nhượng là 9.163,02m2, đất nông nghiệp được chuyển nhượng là
5.180,15m2. Cả 102 hộ điều tra đều thực hiện nộp hồ sơ, hoàn thiện thủ tục tại tại VPĐKQSD đất; khơng có hộ nào nộp hồ sơ, hồn thiện thủ tục tại UBND phường và sử dụng giấy viết tay. Cả 102 hộ điều tra đều có GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời tại thời điểm chuyển nhượng.
-Kết quả khảo sát tại một số phường trung tâm thành phố Thái Nguyên cho thấy có 48 hộ đã thực hiện quyền tặng cho, với số diện tích đất ở được tặng cho là 3.909,06m2, đất nông nghiệp tặng cho là 2.044,36m2. Có 33 hộ thực hiện nộp hồ sơ, hoàn thiện thủ tục tại tại VPĐKQSD đất chiếm 68,75%, 5 hộ nộp hồ sơ, hoàn thiện thủ tục tại UBND phường, chiếm 15,15%, 8 hộ sử dụng giấy viết tay có người làm chứng, 3 hộ sử dụng giấy tờ viết tay. Có 42 hộ điều tra có GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời tại thời điểm tặng cho, 6 hộ sử dụng giấy tờ hợp pháp khác.
2. Đề nghị
Tổ chức tuyên truyền một cách sâu rộng và có hiệu quả tới người dân những kiến thức về pháp luật đất đai nói chung và về chuyển QSDĐ nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân. Đồng thời với đó là nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn.
Để việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho có hiệu quả hơn
cần phải:
-Cần nghiên cứu sâu hơn nữa để hồn thiện về trình tự thủ tục, các chính
sách hỗ trợ, giúp người dân thuận lợi nhất trong việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho.
- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách hợp lý nhằm giúp ngân hàng và người dân có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thế chấp và nhận thế chấp QSDĐ.
- Cần có chính sách về thuế hợp lý phù hợp với thu nhập của người sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Huy Biểu (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan, Báo cáo chun đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
2. Nguyễn Đình Bồng (2011), Chính sách đất đai, cơ chế bất động sản và chế độ
sở hữu đất đai phương Tây,Đông Á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy
định về hồ sơ địa chính.
4. Bộ Tài ngun và Mơi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy
định về bản đồ địa chính.
5. Bộ Tài ngun và Mơi trường (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số