CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH LÚA GẠO ST
3.4 Mối liên kết cụm ngành và chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị gạo ST của Sóc Trăng bao gồm 05 chức năng từ khâu đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…), khâu sản xuất (nông dân), khâu thu gom, khâu chế biến và khâu thương mại và tiêu dùng thể hiện ở hình 3.3 sau đây:
Hình 3.3. Chuỗi giá trị gạo ST của Sóc Trăng
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ việc điều tra
Ở khâu đầu vào, nguồn cung phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn đáp ứng đủ nhu cầu, riêng lúa giống ST lượng cung còn thấp, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Nhà nước hỗ trợ không thường xuyên cho công tác sản xuất giống lúa ST của HTX, THT và nông dân. Mối liên kết cụm ngành và chuỗi giá trị được thể hiện qua hình 3.4 sau đây:
Hình 3.4 Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị lúa gạo ST
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Ghi chú:
- Cụm ngành lúa gạo ST: Các thành phần trong khung gạch liền. - Chuỗi giá trị gạo ST: Các thành phần trong khung gạch nối.
Trong cụm ngành lúa gạo ST, một số thành phần hỗ trợ từ chính quyền địa phương cịn yếu nên chưa thể tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng. Khâu thương mại và nhân tố hỗ trợ còn kém so với khâu chọn giống và chế biến vì doanh nghiệp của tỉnh chưa đủ năng lực để xây dựng kho dự trữ lúa gạo, chưa thể tự ký kết tất cả các hợp đồng xuất khẩu, còn phụ thuộc VFA rất nhiều từ chỉ tiêu đến giá cả. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp ngoài tỉnh; nguồn lúa giống lại khơng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn nên nông dân và doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tự cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kho dự trữ, trang thiết bị, máy móc chế biến. Theo sơ đồ chuỗi giá trị, nếu chuỗi được thu ngắn từ nông dân bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu thì chắc chắn lợi nhuận tăng lên vì giảm được khâu trung gian, giảm được chi phí dịch vụ trung gian qua thương lái. Qua thực tế cho thấy mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu rất lỏng lẻo nên thương lái mới có cơ hội tham gia
vào chuỗi giá trị, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu là nơi nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng nhanh, chính xác nhất nhưng khâu truyền đạt thơng tin cho nông dân về nhu cầu chất lượng, số lượng rất hạn chế; do thông tin bất cân xứng nên việc nông dân bị ép giá mỗi khi đến vụ thu hoạch chính; bên cạnh đó, việc kiểm sốt chất lượng trong chuỗi giá trị chưa được đảm bảo nên chất lượng gạo trong khâu tiêu thụ chưa kiểm sốt được, giảm tính cạnh tranh với các loại gạo thơm khác trong và ngồi nước.
Những năm gần đây, diện tích sản xuất lúa ST tăng theo quy hoạch nhưng nguồn cung ứng giống chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu và không ổn định21 nên xảy ra hiện tượng sốt giống. Vì vậy, giải pháp đặt ra là cần có kế hoạch đầu tư mạng lưới sản xuất lúa giống ST cung cấp sản xuất theo quy hoạch sản xuất lúa thơm của tỉnh; ngồi ra, cần có giải pháp kiểm sốt chất lượng gạo trong khâu tiêu thụ giúp giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Từ những phân tích trên cho thấy, Sóc Trăng rất có lợi thế để phát triển lúa gạo ST. Song vấn đề đặt ra là sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo ST trong tương lai cần một cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị để có định hướng phát triển phù hợp, giúp cụm ngành lúa gạo ST trở thành một cụm ngành hoàn chỉnh và ngày càng lớn mạnh, thâm nhập được chuỗi giá trị quốc gia, khu vực và thế giới.