Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của sóc trăng (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.2 Kiến nghị chính sách

4.2.1 Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh

Yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao, nhất là thị trường nước ngoài còn phải đảm bảo số lượng. Vì vậy, chính quyền địa phương tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chất lượng giống lúa ST đưa vào sản xuất cũng như kiểm định chất lượng gạo ST xuất khẩu để giữ vững thương hiệu gạo thơm ST

Do tính chất đặc thù, đặc biệt của ngành xuất khẩu lúa gạo, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương tăng cường công tác đối ngoại để ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo, nhất là gạo thơm thơng qua hợp tác liên Chính phủ.

4.2.2 Chính sách đối với cụm ngành

4.2.2.1 Mạng lưới cung ứng, sản xuất giống

Chính quyền địa phương tăng cường cơng tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất giống cho các HTX, THT, nông hộ tham gia sản xuất giống ST nhằm tăng diện tích lúa sử dụng giống xác nhận. Cần thiết hỗ trợ kinh phí để nơng hộ có thể duy trì sản xuất lúa giống ST để tăng cường và bảo đảm giống lúa đưa vào sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ, không sử dụng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, làm mất thương hiệu gạo thơm ST hoặc tái sử dụng lúa thương phẩm làm giống gây thối hóa.

4.2.2.2 Mạng lưới cung cấp nguyên liệu

Chính quyền địa phương tham gia vào quá trình thương thảo, thiết lập hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên khi tham gia hợp tác. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu trên cơ sở quy hoạch những vùng trồng lúa ST đã được UBND tỉnh phê duyệt; tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để tận dụng lợi thế lúa thơm hiện có của tỉnh22.

4.2.2.3 Hệ thống thủy lợi

Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ đối với các vùng trồng lúa thơm ST. Một số vùng nguyên liệu, thủy lợi chưa đảm bảo do sâu trong nội đồng hoặc nhanh bồi lắng; vì vậy, chính quyền, Chi cục Thủy lợi cần đầu tư hệ thống thủy lợi khu vực này, hàng năm có kế hoạch nạo vét, khơi thơng dịng chảy vừa để tưới tiêu vừa giúp vận chuyển lúa ST khi đến mùa thu hoạch. Đồng thời, có biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thủy lợi phục vụ nuôi tôm và trồng lúa ST trong cùng khu vực (Phụ lục 7).

22 Phụ lục 6

4.2.2.4 Năng lực khoa học công nghệ trong chọn tạo giống

Sở KH&CN có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học nghiên cứu, chọn tạo giống ST có các tính trạng bền vững, hạn chế sự thối hóa giống nhằm đảm bảo ổn định chất lượng, số lượng gạo thơm ST, tạo nguồn cung ổn định cho xuất khẩu. Giống lúa khi đưa vào sản xuất 4-6 vụ sẽ bị thối hóa do lẫn tập chất trong quá trình sản xuất và lai tạp dẫn đến chất lượng gạo bị giảm; ngoài ra, chất lượng gạo giảm còn do sự pha trộn của thương lái trong khâu thu mua. Do đó, để duy trì chất lượng gạo thơm cần thường xuyên tổ chức sản xuất và cung ứng giống ST đúng phẩm cấp. Chính quyền địa phương hỗ trợ tác giả giống bố trí sản xuất giống ST siêu nguyên chủng để đảm bảo chất lượng nguồn giống ở cấp cao giúp hạn chế thối hóa giống và đảm bảo độ ổn định về chất lượng.

4.2.2.5 Năng lực dự trữ gạo thơm ST

Trên địa bàn tồn tỉnh, tổng tích lượng kho dự trữ lúa gạo khoảng 118.000 tấn trong khi tổng sản lượng lúa hàng năm trên 2,2 triệu tấn, quy đổi gạo hàng hóa khoảng 300.000 tấn, cịn thiếu khoảng 182.000 tấn kho; do vậy, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kho dự trữ lúa gạo, nhất là đối với gạo thơm ST là cần thiết nhằm giúp việc ổn định giá cả thị trường, ổn định chất lượng gạo thơm ST và đủ lượng gạo ST để xuất khẩu (Phụ lục 7).

4.2.2.6 Thị trường tiêu thụ gạo thơm ST

Hiện nay, thị trường tiêu thụ gạo thơm ST còn hẹp, thị trường nội địa tiêu thụ ít, giá cả không cạnh tranh, chỉ một số thị trường nước ngoài truyền thống, gạo thơm Việt Nam vẫn chưa thể xâm nhập được thị trường Nhật Bản; vì vậy, để gạo thơm ST mở rộng thị trường xuất khẩu, cạnh tranh với các loại gạo thơm của Thái Lan, Ấn Độ, cần xây dựng thương hiệu, đăng ký chứng nhận gạo thơm ST, quảng bá thương hiệu đến các thị trường mới để gạo thơm ST đến được với nhiều người tiêu dùng hơn.

Chính phủ khi ký kết các hợp đồng, tranh thủ các hợp đồng gạo thơm nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm vì giá trị gia tăng hơn các loại gạo thường. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến các hợp đồng thương mại, liên hệ các đối tác nước ngoài để mang về nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo thơm; trước hết địi hỏi phải giữ uy tín trong việc đảm bảo chất lượng và đủ số lượng.

4.2.2.7 Cụm ngành và chuỗi giá trị

Tăng tính liên kết giữa các thành phần trong cụm ngành lúa gạo ST, chính quyền địa phương hỗ trợ các ngành chưa mạnh để cụm ngành phát triển hoàn chỉnh và ngày càng lớn mạnh. Để cụm ngành lúa gạo phát triển hơn, cần liên kết với vùng lúa gạo thơm phụ cận như Hậu Giang, Cần Thơ để tăng tính liên kết vùng, thúc đẩy cụm ngành lúa gạo phẩm cấp cao phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của lúa thơm ST; đồng thời, thâm nhập chuỗi giá trị vùng, quốc gia và toàn cầu.

4.2.3 Vai trò của các tổ chức hỗ trợ

Tăng cường công tác thông tin của các ngành chức năng về quy hoạch, giống, phân bón, dịch bệnh, giá cả thị trường để nông dân biết, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, gieo sạ, thu hoạch vào thời điểm thích hợp, hạn chế thất mùa, thất giá đối với lúa gạo ST.

Các ngành chức năng phối hợp các nhà khoa học nghiên cứu, chọn tạo nhiều hơn nữa các giống lúa thơm ST với tính trạng trội; chuyển giao KH&CN trong canh tác, chế biến lúa gạo ST, cơ giới hóa trong sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nơng dân và doanh nghiệp; xúc tiến công tác xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ cho sản phẩm gạo thơm ST để nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp an tâm tiêu thụ sản phẩm với nhãn hiệu đã được chứng nhận, bảo hộ, khơng phải qua trung gian doanh nghiệp nước ngồi.

Các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng xem xét cho nơng dân, THT, HTX, doanh nghiệp chế biến, xay xát lúa gạo vay vốn mua máy móc, thiết bị thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, thu hoạch, chế biến lúa gạo ST nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, giúp nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh sản phẩm gạo thơm và khẳng định thương hiệu gạo thơm ST.

Theo kết quả phỏng vấn nơng dân, chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 40-50% tổng chi phí sản xuất; do đó, các ngành chức năng tăng cường cơng tác quản lý giá, chất lượng đối với các sản phẩm này nhằm hạn chế tình trạng tăng chi phí, giúp nơng dân sản xuất lúa ST đạt lợi nhuận cao nhất.

4.2.4 Điều kiện đầu vào

Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, khảo nghiệm, lai tạo, chế biến, tiêu thụ lúa gạo ST. Bên cạnh đó, đào tạo

nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ năng áp dụng, vận dụng khoa học, kỹ thuật vào việc lai tạo, sản xuất, chế biến sản phẩm gạo thơm ST. Chính quyền địa phương hỗ trợ nghiên cứu, phát triển cụm ngành lúa gạo ST bền vững, liên kết các tổ chức xã hội hỗ trợ xây dựng các THT, HTX liên kết, gắn kết nông dân, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, chia sẻ các khó khăn, giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của sóc trăng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)