Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của sóc trăng (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH LÚA GẠO ST

3.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

3.3.3.1 Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Trên địa bàn tỉnh khơng có nhiều doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo; trong đó, Cơng ty Lương thực Sóc Trăng được thành lập năm 2009, là thành viên của Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD 2) và VFA. Công ty chuyên kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lương thực, các mặt hàng nơng sản thực phẩm, phân bón, vật tư thiết bị phục vụ ngành nơng nghiệp; với diện tích kho 40.000 m2 tương đương tích lượng kho 80.000 tấn năng lực chế biến gạo của công ty khoảng 250.000 tấn/năm và xuất khẩu khoảng 300.000 tấn/năm chủ yếu thị trường Philippines, Malaysia, Singapore, Châu Phi, Cuba, Trung Đông, Trung Quốc, Hồng Kông, v.v... Công ty xây dựng vùng nguyên liệu khoảng 1.150 ha thông qua đại diện các THT, HTX tại huyện Hịa Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và một số xã thuộc huyện Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Năm 2013, Công ty xuất khẩu 34.913 tấn gạo, giá trị khoảng 14,7 triệu USD, chủ yếu là giao hàng dưới sự phân bổ chỉ tiêu của Tổng Công ty Lương thực miền Nam, chỉ có một vài hợp đồng thương mại tự liên hệ và ký kết.

Hộp 2. Phỏng vấn ơng Từ Thanh Kiệt, Phó Giám đốc Cơng ty Lương thực Sóc Trăng

Cơng ty TNHH SX&TM Thành Tín là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thu mua, chế biến và kinh doanh lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng, cơng suất chế biến 400 tấn lúa/ngày với dây chuyền đồng bộ từ khâu lúa tươi đến đóng gói gạo thành phẩm để xuất khẩu, kho có sức chứa 30.000 tấn. Quan tâm đặc biệt của công ty là mặt hàng gạo cao cấp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài cũng như cung cấp cho tiêu thụ nội địa.

3.3.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, còn một lực lượng lớn những thương lái, nhà máy xay xát nhỏ đóng vai trị trung gian trong khâu tiêu thụ lúa gạo ST, nhờ lực lượng này đến tận các vùng sâu, vùng xa để thu mua lúa cho nông dân. Tuy lực lượng tiêu thụ lúa rất nhiều và đủ mọi hình thức nhưng tình trạng tranh mua tranh bán, ép giá, làm giá, phá vỡ hợp đồng xảy ra thường xuyên.

Thời gian qua xảy ra rất nhiều trường hợp không tuân thủ hợp đồng do biện pháp chế tài không đủ mạnh, kho chứa không đủ dự trữ, giá lúa gạo xuất khẩu giá thấp, đơn hàng hạn chế đã dẫn đến những tiêu cực nêu trên, mối liên kết lỏng lẻo giữa nông dân, doanh nghiệp và thương lái, gây mất niềm tin giữa nông dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của sóc trăng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)