Phần mềm middleware có bốn chức năng chính: Hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ. Định nghĩa dịch vụ, các gói dịch vụ và tính cước.
Giao tiếp với các hệ thống ngoài như các set-top box, các máy chủ VoD và trong một số trường hợp, các phần tử mạng bên dưới.
Quản lý các giao dịch, các nguồn đa phương tiện, thuê bao và số liệu. Cuối cùng, khả năng mở rộng là yếu tố quan trọng đối với nền middleware, vì các nhà khai thác lớn trên thế giới muốn nhắm tới số các thuê bao lên đến hàng triệu cho đến cuối thập kỷ này, độ khả mở của nền middleware sẽ là một trong các lĩnh vực chính để phát triển của các hãng như Microsoft TV, Myrio (nay thuộc Siemens), Orca Interative…
2.2.2.4. Hệ thống phân phối nội dung
Hệ thống phân phối nội dung bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này thường được thiết lập phân tán, cho phép nhà khai thác dịch vụ mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình được lưu và truyền tải theo yêu cầu). Tín hiệu video sẽ được phát qua luồng IP multicast tới STB và thông qua giao thức RSTP, khách hàng có thể dừng tín hiệu hoặc tua ngược, xi tương tự như xem qua đầu DVD.
2.2.2.5. Hệ thống quản lý bản quyền (DRM)
Hệ thống quản lý bản quyền giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên Internet và tích hợp với tính năng bảo mật tại STB phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung
trữ sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM để bảo mật sự phân bố đến STB. Đây là hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng mã hóa trong các Headend tương ứng và cung cấp khóa mật mã cho các Headend này. Hệ thống DRM chứa khóa cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khóa đồng thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở khóa cơng cộng (PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật số để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hóa an tồn dữ liệu có dùng các khóa riêng.
2.2.3.1. Set-top Box
Đây là thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải mã và hiển thị nội dung trên màn hình ti vi. STB cần hỗ trợ các chuẩn MPEG-4/H.264. Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV và có khả năng kết nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy cập web… STB sẽ hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như internet và các thư viện ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện những hình ảnh này trên TV. STB hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm client Middleware của nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client.
2.3. CÁC GIAO THỨC MẠNG TRONG IPTV 2.3.1. User Datagram Protocol (UDP) 2.3.1. User Datagram Protocol (UDP)
UDP được quy định trong IETF RFC 768 và là một trong các giao thức chính của bộ các giao thức IP. Thuật ngữ “Datagram” hay “Packet” được sử dụng để mô tả đoạn dữ liệu IP. Mỗi gói IP chứa một tập hợp các trường theo thứ tự xác định nhờ đó máy thu biết cách giải mã luồng số liệu. Nhiều loại giao thức có thể được đóng gói trong tải của gói tin IP.
Một trong những ưu điểm chính của UDP là tính đơn giản của nó, giảm lượng mào đầu so với số liệu trong tải. Các mào đầu gói tin bao gồm:
+ Địa chỉ cổng đích 16 bit + Trường độ dài 16 bit + Checksum 16 bit
Với trường độ dài 16 bit có thể xác định được giới hạn 65.535 bit số liệu mà một gói IP/UDP truyền tải. Hình 2.4 minh họa q trình tạo khung gói IP.