Tổ chức kiểm tra trong SAMVIQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng video cảm nhận bởi người xem truyền hình iptv (Trang 91 - 92)

SAMVIQ là phương pháp mới nhưng đã phát triển nhanh chóng và trở thành một tiêu chuẩn quan trọng được dùng trong việc đánh giá chủ quan.

3.2. Giới thiệu về JND

Khái niệm về ngưỡng khác biệt (JND - Just Noticeable Difference) được dùng để chỉ một sự thay đổi nhận thức / sự khác biệt tối thiểu giữa hai tác nhân kích thích có thể được phát hiện bởi một con người. Giả sử rằng xi và xj là cường độ vật lý của kích thích i và kích thích j. Khi một người cảm nhận kích thích i, các "cường độ cảm nhận"

(xi) là cường độ thực tế được đánh giá bởi người đó. Khi cường độ kích thích xi và

xj đủ lớn, một người có thể cảm nhận sự khác biệt giữa kích thích i và j, lúc đó:

J = (xi) - (xj). (3.1)

Gọi 𝑝 là xác suất khác biệt cảm nhận được giữa hai kích thích được phát hiện. Theo "luật phán xét so sánh" của Thurstone [15], xác suất 𝑝 theo J được xác định theo biểu thức 3.3: Mẫu gốc Tham chiếu ẩn Điều kiện KT1 Điều kiện KT2 Điều kiện KTn Các đoạn video KT

Ref Ref Ref Ref Ref

𝒑 = 𝑪 [ 𝑱

√𝟐 ] (3.3)

Trong đó C [.] là hàm mật độ xác suất bình thường tích lũy. Với mối quan hệ này, rõ ràng là khi J tăng lên thì 𝑝 cũng tăng, giá trị lớn nhất 𝑝 có thể đạt được là 1.

Thơng thường, sự khác biệt về cảm nhận có thể được xác định bằng các thí nghiệm chủ quan bắt buộc lựa chọn, trong đó quan sát nhiều lần hai hình ảnh hiển thị cùng nội dung nhưng có chất lượng khác nhau và yêu cầu chọn một khung hình có cất lượng cao hơn (hoặc thấp hơn). Xây dựng ở trên cho thấy rằng xác suất 𝑝 thu được từ thử nghiệm chủ quan có thể được ánh xạ tới các giá trị JND. Theo định nghĩa [9] [10], J bằng một đơn vị JND tương ứng với một xác suất 𝑝 bằng 75% (hoặc tỷ lệ 75% -25%). Trong thực tế, J có thể được tính từ 𝑝 bằng phương trình sau đây [16]:

𝐉 = 𝟏𝟐

𝛑 ∙ 𝐬𝐢𝐧−𝟏(√𝐩) − 𝟑. (3.4)

Mối quan hệ giữa 𝑝 và J sử dụng phương trình 3.4 được thể hiện trong Hình 3.5, giá trị của J được giới hạn trong khoảng [-3, 3]. Mối quan hệ giữa 𝑝 và J đáng tin cậy và chính xác nhất nằm trong phạm vi [-1.5, 1.5] (đơn vị JND) theo phân bố của hàm Gaussian [9]. Càng dần ra xa phạm vi [-1.5, 1.5] thì mức độ tin cậy của mỗi quan hệ này càng giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng video cảm nhận bởi người xem truyền hình iptv (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)