Ở Việt Nam hiện nay mặc dù là một đất nƣớc có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái song sự phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Mặc dù đƣợc đánh giá là có tiềm năng song DLST ở các Khu Bảo tồn và VQG ở Việt Nam nói chung và ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo nói riêng vẫn chƣa phát triển xứng với tiềm năng. [13], [20].
Các hoạt động DLST thƣờng bao gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái; tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận đƣợc các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, và một số lồi cơn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng. Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát đƣợc một số loài thú lớn nhƣ hƣơu, nai, lợn rừng, cầy, chồn, nhím ....vào ban đêm. Tại Cúc Phƣơng đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ các loài linh trƣởng, trạm cứu hộ rùa và cầy vằn tại VQG Cúc Phƣơng cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách du lịch.
31
Các hệ sinh thái đất ngập nƣớc với nhiều loài chim nƣớc và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cƣ trú của hàng trăm loài chim, nổi tiếng nhất là lồi Cị thìa. KBTTN Vân Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nƣớc và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Tại đây du khách có thể ngắm nhìn từng bầy Voọc mông trắng và quan sát nhiều loài sinh vật thuỷ sinh và các loài chim nƣớc nhƣ Sâm cầm. VQG Tràm chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mƣời với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Các khu DLST biển nổi tiếng nhƣ Cát Bà, Hịn Mun, Cơn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn nhƣ xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô, và cỏ biển…..
Hầu nhƣ khách đi DLST đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các KBTTN, hệ sinh thái nông nghiệp, và trải nghiệm cuộc sống đời thƣờng của ngƣời dân Việt Nam ở các vùng miền cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hóa bản địa đặc sắc.
Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lƣợng khách đến các KBTTN Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trƣờng, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006 thì lƣợng khách du lịch đến các khu rừng đặc dụng trong một năm dƣới 2.000 khách chiếm 44,7%; từ 2.000 - 10.000 khách chiếm 32% và trên 10.000 khách chiếm 21,4%.
Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt Nam (2009) thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lƣợng khách) và cũng chƣa thể thống kê đƣợc có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên có những điểm thu hút đƣợc đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là KBTTN đất ngập nƣớc Vân Long với trên 82,3% lƣợng khách đến
32
tham quan du lịch là khách quốc tế. Năm 2006, KBTTN Vân Long đã đón đƣợc trên 40.000 lƣợt khách du lịch quốc tế.
Các công ty du lịch nhƣ Buffalow Tours, Exotissimo, Hanspand, Wild Lotus ... đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các KBTTN và đã xây dựng đƣợc các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình. [20]
Một số mơ hình DLST cộng đồng đã hình thành, nhƣ ở Bản Khanh (VQG Cúc Phƣơng), Bản Pác Ngịi (VQG Ba Bể), thơn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho ngƣời dân còn rất khiêm tốn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã đƣợc xây dựng nhƣng chất lƣợng và số lƣợng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST nhƣ VQG Cúc Phƣơng, Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng trung tâm du khách/Trung tâm thông tin và các đƣờng mịn thiên nhiên có các biển diễn giải. Qua các hiện vật trƣng bày là các tiêu bản động thực vật, các mơ hình mơ tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trƣng bày trong Trung tâm làm cho du khách đã thấy đƣợc sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành lập VQG. Đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trƣờng cho khách tham quan du lịch.
Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trƣờng đã đƣợc các dự án, các tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các đối tƣợng liên quan.
Công tác quy hoạch phát triển DLST đã đƣợc tiến hành ở một số nơi nhƣ: VQG Cúc Phƣơng, Ba Vì, Cơn Đảo, Phong Nha Kẻ Bàng, Yokdon, Bạch Mã…
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã đƣợc ban hành, nhƣ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, nghị định 23 về hƣớng dẫn thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng, quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
33
nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Tuy đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ nhân có thể tham gia đầu tƣ và quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhƣng cho đến nay hoạt động DLST ở các VQG chủ yếu vẫn do các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chƣa đến đƣợc với những cộng đồng địa phƣơng một cách đầy đủ.