CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1. Những kết quả đạt được của luận văn
- Luận văn đã kiểm chứng và xác nhận rằng: việc áp dụng mơ hình
EPSI - chỉ số thực hiện hài lòng châu Âu (Ostergaard và Kristensen, 2005) để
đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên là phù hợp với bộ dữ liệu của 3 trường
mà tác giả thu được và có khả năng đem mơ hình này áp dụng rộng hơn cho
các trường Đại học ở Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các giả
thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận, dấu của các hệ số hồi quy đều đúng
dấu kỳ vọng. Hình ảnh của nhà trường, kỳ vọng của sinh viên, giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo, chương trình học, tài liệu học tập và cơ sở vật chất,
kiến thức và phương pháp giảng dạy, mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên, thơng tin & tổ chức khóa học và quản lý & phục vụ đào tạo đều có ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Trong đó những sự ảnh
hưởng mạnh đến từ nhân tố giá trị cảm nhận và kiến thức & phương pháp
giảng dạy của giảng viên.
- Luận văn giúp xây dựng những khái niệm trong thành phần của thang
đo chất lượng “phần cứng”, chất lượng “phần mềm” phù hợp với bối cảnh
giáo dục Đại học Việt Nam, từ đó phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trở nên đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Kiểm định
Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và độ giá trị. Phân
tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có 10 nhân tố được rút trích ra tác động
đến sự hài lịng của sinh viên. Thang đo chất lượng “phần cứng” được cấu
thành từ 3 nhân tố: chương trình học, tài liệu học tập và cơ sở vật chất. Thang
đo chất lượng “phần mềm” bao gồm 4 nhân tố: Kiến thức và phương pháp
khóa học và quản lý & phục vụ đào tạo. Thang đo giá trị cảm nhận được gom lại thành yếu tố chung là giá trị cảm nhận. Các thang đo hình ảnh của nhà trường và kỳ vọng của sinh viên gần như không thay đổi so với lý thuyết.
- Một phát hiện mới của nghiên cứu là, thang đo “giảng dạy tốt” trong bộ thang đo chất lượng khóa học CEQ của hệ thống giáo dục Austrailia, trong bối cảnh giáo dục Việt nam được tách thành 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là kiến thức và kỹ năng giảng dạy của giảng viên, nhân tố thứ hai là mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên.
- Kết quả phân tích ANOVA cho thấy: có sự khác biệt về mức độ hài lịng của sinh viên theo hai tiêu chí: ngành học của sinh viên và mức độ yêu thích ngành học của sinh viên. Những sinh viên yêu thích ngành học có mức
độ hài lịng cao hơn so với những sinh viên khơng thích ngành học Ngồi ra,
sinh viên học ngành Luật thương mại Quốc tế có mức độ hài lòng cao hơn
những ngành khác.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp trên cơ sở đó đưa ra các kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học, gia tăng sự hài lòng của sinh viên.