Bản chất của hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 43)

1.2. Hình phạt tử hình và cơ sở nhằm giảm và tiến tới xố bỏ hình

1.2.3. Bản chất của hình phạt tử hình

Bản chất của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng đều xuất phát từ các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng, đạo đức lối sống của hình thái kinh tế - xã hội đó quyết định. Khi bàn về bản chất của hình phạt, C.Mác viết: “Hình phạt khơng phải là một cái gì khác ngồi phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm của các điều kiện tồn tại của nó” [72, tr. 19]. Như vậy, hình phạt thực chất là sự phản ứng

của Nhà nước đối với hành vi phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của xã hộị Nếu hành vi nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội càng cao thì thái độ phản ứng của Nhà nước càng mạnh mẽ. Mà thái độ phản ứng của Nhà nước đối với người phạm tội được thể hiện chính là thơng qua hình phạt. Tuy nhiên sự phản ứng này nó cũng tùy thuộc vào từng

thời kỳ lịch sử, tùy vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội cũng như khả năng tự vệ của xã hộị Qua thực tiễn cho thấy, nếu khả năng tự vệ xã hội yếu thì tính nghiêm khắc của hình phạt cao để trấn áp, răn đe người phạm tội; ngược lại nếu khả năng tự vệ của xã hội cao thì tính nghiêm khắc của hình phạt giảm, bởi lẽ khi đó Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp tác động khác nhằm hạn chế tình hình tội phạm, hoặc người phạm tội tự ý thức hơn khi thực hiện hành vi phạm tộị Chẳng hạn trong thời kỳ đầu của xã hội lồi người, hình phạt tử hình được coi là sự báo thù của Nhà nước đối với hành vi phạm tội, nên việc áp dụng nó mang tính chất tàn khốc, dã man được phổ biến trong luật hình sự. Khi xã hội phát triển hơn, nhà nước xây dựng được cơ chế kiểm sốt hành vi con người có hiệu quả nên phạm vi áp dụng hình phạt tử hình sẽ dần được thu hẹp. Theo quy luật phát triển thì đến một thời điểm nhất định, nền kinh tế chi thức phát triển, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân nâng cao, nhà nước thiết lập được một trật tự xã hội ổn định, có cơ chế kiểm sốt hành vi của con người hiệu quả, khả năng tự vệ của con người cao… thì khi đó có thể tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. Nói tóm lại khi xã hội càng tiến bộ thì các phương tiện tác động đến hành vi của con người càng đa dạng, phong phú, do đó hình phạt khơng cịn chiếm vị trí độc tơn. Chính vì vậy, để điều chỉnh hành vi người phạm tội nó thường mang tính nhân bản và “hướng tới mục tiêu cải hóa người phạm tội” [72, tr. 20].

Hình phạt xuất hiện là vì có sự tồn tại của tội phạm trong xã hộị Giữa hình phạt và tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ nhân - quả. Tuy nhiên hình phạt nó cịn có tính xã hội thơng qua cơ sở, nền tảng tồn tại của nó; trong khi đó Pháp luật xuất phát từ các quy luật phát triển khách quan của xã hội, từ toàn bộ hệ thống các quan hệ trong từng hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy rằng các quy luật khách quan và các nhu cầu xã hội không phải ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của pháp luật mà phải thông

qua ý thức của nhà làm luật, ý thức của nhà làm luật lại chịu ảnh hưởng của các hình thái tư tưởng khác nhau, như kinh tế, triết học, đạo đức, tôn giáo, ý thức chính trị, truyền thống pháp lý cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế… Tóm lại, giữa nhu cầu xã hội và sự phản ánh nhu cầu pháp luật có một yếu tố trung gian là ý thức xã hội của thời đạị Ý thức xã hội xác định tính chất, hình thức và mức độ phản ánh chính xác của pháp luật. Nó hồn tồn khác với quy luật tự nhiên, các quy luật pháp luật có thể phát huy được tính tính cực, nhưng cũng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực; có thể phản ánh được các nhu cầu của xã hội hoặc có thể khơng hồn tồn phù hợp với nhu cầu đó. Q trình xây dựng và áp dụng pháp luật nói chung và hình phạt nói riêng phải xem xét đến một số những vấn đề cơ bản nêu trên.

Tùy từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử và thời điểm khác nhau, việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn nếu khơng nó sẽ mất đi giá trị, tính cần thiết và ý nghĩa nhân văn cho sự phát triển xã hội cũng như mất đi ý nghĩa nhân đạo nhân văn cao cả trong q trình đấu tranh phịng chống tội phạm. Vì vậy, việc quy định thay đổi nội dung của hình phạt tử hình, quy định hình phạt tử hình đối với một loại tội phạm nào phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể gắn với đặc điểm các quan hệ xã hội trong giai đoạn đó.

Hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng đều là một trong những công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội, hình phạt cũng mang tính giai cấp. Biểu hiện rõ nét ở chỗ hình phạt phục vụ cho sự củng cố địa vị thống trị của Nhà nước. Hình phạt là cơng cụ, phương tiện nhằm bảo vệ trật tự, an toàn xã hội mà bất cứ Nhà nước nào cũng cần đến nó. Tuy nhiên, mức độ cần thiết và sử dụng hình phạt vào những mục đích của Nhà nước. Điều này có nghĩa là, cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, mục đích, ý nghĩa, chức năng của hình phạt cũng sẽ thay đổi phù hợp với ý chí của

giai cấp thống trị. Có thể thấy rằng, việc coi trọng hành vi nguy hiểm nào đó là tội phạm, bên cạnh yêu cầu nhằm duy trì trật tự xã hội, Nhà nước rất quan tâm đến việc hành vi đó có xâm phạm đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp mình khơng. Từ việc quy định tội phạm như thế nào, Nhà nước sẽ quy định kèm theo cho các tội phạm cụ thể tương ứng. Vì vậy, thơng qua việc quy định hình phạt cho các tội phạm cụ thể, thái độ mang bản chất Nhà nước. Trong xã hội chiếm hữu nơ lệ, phong kiến, hình phạt tử hình được giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ chủ yếu chống lại các hành vi phạm tội, bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của giai cấp mình. Vì vậy, hình phạt tử hình được quy định với phạm vi rất rộng và được áp dụng rất phổ biến. Nội dung của hình phạt tử hình mang nặng tính trừng trị. Hình thức thi hành hình phạt tử hình gồm nhiều loại dã man, tàn khốc.

Cịn hình phạt tử hình trong xã hội Tư bản trước đây, giai cấp thống trị cũng sử dụng hình phạt này khá phổ biến để bảo vệ chế độ Tư bản chủ nghĩa, bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo vệ chế độ bóc lột nhằm đem lại lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây do sự phát triển của các lực lượng tiến bộ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, xã hội cho nên việc áp dụng hình phạt tử hình cũng có sự thay đổi nhất định ở một loạt các nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là các nước ở châu âu.

Còn ở Việt Nam, khi còn dưới chế độ Nhà nước Phong kiến và Thực dân nửa Phong kiến; hoặc chế độ ngụy quân, ngụy quyền (ở miền nam từ 1959- trước 30/4/1975) hình phạt tử hình cũng được quy định đối với nhiều loại tội phạm, trong đó có các tội phạm ít nghiêm trọng, vi phạm đạo đức, luân lý. Với hệ thống “ngũ hình” (xuy, trượng, đồ, lưu, tử…), hình phạt tử hình được quy định với nhiều hình thức thi hành, như thắt cổ, chém đầu, chém bêu đầu, nấu trong vạc dầu, xẻo thịt cho đến chết… rất dã man.

Khác hẳn với các Nhà nước bóc lột, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đấu tranh cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Trong công

cuộc đấu tranh với tội phạm, Nhà nước không chủ yếu dùng hình phạt mà kết hợp với nhiều biện pháp mang tính giáo dục khác, như: kinh tế, văn hóa, giáo dục…, và lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩạ Phịng ngừa tội phạm là mục tiêu chính mà Nhà nước ln quan tâm đặc biệt. Do đó, hình phạt tử hình ở nước ta, Nhà nước đang trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, khơng có nội dung nặng nề về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 43)