2.3. Đánh giá các quy phạm về hình phạt tử hình trong luật hình sự
2.3.1. Đánh giá chung quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình
tử hình
Khi bàn về vấn đề hình phạt tử hình trong luật hình sự, trên thế giới đã diễn ra những cuộc tranh luật gay gắt về việc có nên duy trì việc quy định hình phạt tử hình hay xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự. Đã có lúc, thế giới dùng tiêu chí loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình để phân chia hình phạt các quốc gia trên thế giới ra làm hai cực. Việc duy trì hay loại bỏ hình phạt này hiện đang có sự ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới hoặc giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tranh cãi (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX) thì đến khi kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Âu, châu Mỹ thì các quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình đã được một loạt các quốc gia chấp nhận. Việc các nước xóa bỏ mạnh nhất là vào thời điểm những năm 1970 trở lại đây, cụ thể: trong thập niên 1970, trên thế giới có 7 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên 1990, con số này tăng lên 34 quốc gia và riêng trong năm 1990 có 9 quốc giạ Sang thế kỷ XXI trong thập niên đầu đã có 22 quốc giạ Theo số liệu nghiên cứu, thống kê của tác giả Vũ Thị Thúy viết về “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010 thì đã có 95 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm, có 10 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường và 35 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình trên thực tế [72, tr. 88].
Cịn ở nước ta hình phạt tử hình cũng được quy định rất sớm từ chế độ phong kiến, tuy việc áp dụng có rộng rãi nhưng cũng đã phần nào thể hiện
tính khoan dung một phần của nhà nước phong kiến đối với một số đối tượng như đề cập tại Bộ luật Hồng Đức. Đến khi đất nước ta dành độc lập, các quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn được quy định để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước khi mới dành được độc lập, nhưng cho đến khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển thì Nhà nước ta đã sửa đổi theo hướng giảm bớt việc áp dụng hình phạt tử hình, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể, kinh tế- xã hội phát triển, Đảng nhà nước ta lại càng quan tâm đến vấn đề nàỵ