Bột ZnO được trộn thêm bột ZnS theo các tỉ lệ 1% (ZnO:ZnS=100:1), 5%, 10% và 20% theo khối lượng, sau đó nung trong mơi trường khí trơ (Ar)
Khi chế tạo ZnO cấu trúc thấp chiều, nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh thể, hình thái học, tính chất quang điện…các nhóm nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong số đó có nghiền bi năng lượng cao. Một số nhóm đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình nghiền lên hình thái, cấu trúc của tinh thể nhưng chưa có nhiều cơng bố liên quan đến ảnh hưởng của q trình nghiền lên tính chất quang của vật liệu. Thời gian nghiền tác động như thế nào đến khả năng phát quang cũng là một vấn đề được đặt ra. Nhóm của Tsuzuki [9] chọn nghiền vật liệu nguồn trong 36h, nhóm của Amirkhanlou [1] khi chế tạo hạt nano ZnO từ bột ZnO thương mại chỉ ra 8h là thời gian nghiền tối ưu để có chất lượng tinh thể tốt.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi đã xử lý hỗn hợp ZnO/ZnS theo 2 cách trước khi đem nung:
Chưa nghiền bằng máy nghiền bi năng lượng cao (Mix 0h)
Nghiền bằng máy nghiền bi năng lượng cao với các thời gian khác nhau (Mix 20h, Mix 40h, Mix 60h…)
Vì máy nghiền chỉ có hai cối đựng mẫu, nên mỗi lần nghiền được hai mẫu theo các tỉ lệ khác nhau:
Lần 1 Tỉ lệ 1% và 5% : Thời gian nghiền là 20h, 40h và 60h
Xử lý mẫu với các nhiệt độ khác nhau, chúng tơi nhận thấy: thời gian nghiền thấp thì dải phổ huỳnh quang mở rộng hơn (cụ thể được trình bày bên dưới). Do đó, lần 2 chúng tơi đã giảm thời gian nghiền.