Đường cong Laffer về nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 28 - 42)

Đỉnh đường cong Laffer về nợ (hình 1.3) là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng.

Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tổ tổng hợp. Bên cạnh đó, mơi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng.

4.3.1.4 . Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trƣởng kinh tế.

Với một mức vay nợ hợp lý, các quốc gia phát triển sẽ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thơng qua tích lũy vốn cũng như nâng cao năng suất sản xuất. Các quốc gia trong giai đoạn đầu phát triển thường rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn, các quốc gia này thường có những dự án đầu tư với tỉ suất sinh lợi cao hơn so với các quốc gia cơng nghiệp phát triển. Do đó, nếu những quốc gia này sử dụng nợ vay mượn đầu tư vào các dự án hiệu quả sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ phát triển kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ. Mankiw (1998) cho rằng việc vay nợ để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ sẽ làm gia tăng tổng cầu trong ngắn hạn, giúp gia tăng sản lượng và toàn dụng nhân cơng và do đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mức nợ cơng lớn có thể làm giảm tiết kiệm của khu vực tư, gây ra hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ vay nợ để thực hiện tăng chi ngân sách, đặc biệt là khi vay trong nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư sẽ chạy vào khu vực cơng dưới hình thức trái phiếu của chính phủ. Việc này, một mặt làm cho cung vốn khu vực tư giảm, một mặt làm cho lãi suất gia tăng do cầu vốn cao, chi phí đầu tư tăng lên làm giảm đầu tư cũng như giảm nhu cầu vốn vay tiêu dùng của các hộ gia đình.

Quy mơ nợ cơng cao cũng làm giảm tăng trưởng kinh tế, nếu quốc gia rơi vào tình trạng nợ quá mức. Khi mà gánh nặng nợ trong tương lai lớn hơn khả năng trả nợ của quốc gia, chi phí trả nợ kỳ vọng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những nhà đầu tư tiềm năng sẽ e sợ rằng những khoản đầu tư của mình sẽ bị chính phủ đánh thuế để trả nợ, và do đó họ sẽ khơng sẵn lịng để đầu tư như đã trình

bày trong lý thuyết về đường cong Laffer về nợ - tổng nợ gia tăng sẽ làm giảm khả năng thu hồi nợ. Ngồi ra, việc kỳ vọng rằng họ sẽ phải xóa đi một phần nợ cho Chính phủ cũng làm nản lòng các nhà đầu tư trong việc thực hiện đầu tư mới và do đó làm giảm tích lũy vốn.

4.3.2 . Các nghiên cứu trƣớc về tác động của nợ công đến tăng trƣởng kinh tế

Vấn đề tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà kinh tế học trên thế giới. Tính đến hiện tại thì bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về vấn đề nợ công ở các nước mới nổi và đang phát triển nói riêng và các quốc gia khác vẫn cịn khá hạn chế và thiếu sự đồng thuận.

2.3.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Theo Abbas và Christensen (2007), lý do quan trọng nhất để giải thích cho sự thiếu quan tâm trong việc điều tra chính thức về tác động của nợ công đến tăng trưởng là khả năng so sánh và độ tin cậy của dữ liệu nợ cơng các nước là cịn thiếu và chưa thỏa đáng, đặc biệt ở các nước đang phát triển thì số liệu nợ cơng thường hạn chế và ít được cơng khai. Việc tập trung nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngồi thay vì tổng nợ cơng có thể từ sự thiếu sẵn sàng và đáng tin cậy của dữ liệu nợ công cho một mẫu lớn các quốc gia, do sự thiếu quan tâm của các tổ chức tài chính quốc tế về vấn đề nợ ở các nước mới nổi và đang phát triển, và sự thiếu minh bạch của nhiều chính phủ trong việc xuất bản số liệu nợ trong nước (Reinhart và Rogoff, 2009). Theo quan điểm của Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008), nợ công là một trong những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt là đối với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh. Đặc trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ không thỏa đáng, do đó nền kinh tế quốc gia ln loay hoay trong vịng quay lẩn quẩn như thiếu nguồn vốn đẩu tư để nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng và cập nhật công nghệ kỹ thuật nên năng suất sản xuất thấp dẫn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và tiếp tục quay lại với cấu trúc vốn nội bộ thiếu thốn. Vì vậy, việc thu hút những kiến thức chuyên môn trong cơng tác quản lý tài chính quốc gia cũng như sự hỗ trợ tài chính từ những nước Phương Tây để khắc phục sự khó khăn về nguồn lực này là điều cần thiết. Sử dụng nợ nước ngồi cũng cịn nhiều trăn trở, chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng biến động cùng tổng nợ công; bản thân nợ nước ngoài ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó số liệu nợ nước

ngoài cần phải được quan tâm hơn nợ trong nước. Dù khơng xét về yếu tố chính trị thì nợ nước ngoài vẫn là sự ràng buộc chính yếu đến cấu trúc vốn của những quốc gia đang phát triển. Bởi sự dồn tích khi đến hạn phải thanh tốn cả vốn gốc và lãi của nó. Do đó, nợ dần trở nên khơng góp phần một cách đáng kể cho sự phát triển tại những đất nước đang phát triển trong dài hạn.

Theo Elendorf và Mankiw (1999), nợ cơng có ảnh hưởng quan trọng đến nền

kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các khoản nợ (phản ánh tài trợ thâm hụt) có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn do lượng vốn cung cấp cho nền kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của những cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm sản lượng trong dài hạn. Nợ cơng cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế trong tương lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn về các triển vọng và chính sách.

Ngồi ra, xem xét rằng nợ công là một biến nội sinh (chứ không phải là một biến ngoại sinh) có thể được sử dụng như một cơng cụ để kiểm soát và ảnh hưởng đến kết quả tài chính vĩ mơ. Thực tế là trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công khu vực Châu Âu thì nợ cơng vẫn chưa được coi là vấn đề quan trọng, cụ thể là các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trước đó tập trung vào các vấn đề nợ nước ngồi (thay vì nợ cơng) ở các quốc gia mới nổi và các nước có thu nhập thấp do sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài (xem Krugman,1988; Clements và cộng sự, 2003; Schclarek, 2004). Theo một số nghiên cứu của Krugman (1988) và Sachs (1989) đã xem xét tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thơng qua sự tác động của nợ nước ngồi, một yếu tố được xem là có vai trị quan trọng trong cấu trúc nợ cơng. Phần lớn vấn đề mà các nghiên cứu này đặt ra đều là giả thuyết “số dư nợ quá mức” – đề cập đến tình trạng khi nghĩa vụ nợ là gánh nặng của một quốc gia. Gánh nặng này đã làm cho một phần lớn sản lượng tạo ra phải tích lũy cho các chủ nợ nước ngồi từ đó dẫn đến sự khơng khuyến khích trong đầu tư.

Bên cạnh đó, Mehran (1986) cho rằng quản lý nợ tương xứng là thiết yếu trong mơi trường tài chính ngày càng phức tạp. Mehran cũng xác định mơi trường quản lý nợ là sự kết hợp giữa chính sách, mơi trường kiểm sốt, kế tốn, phân tích thống kê và

những yếu tố khác như chính sách minh bạch và chống tham nhũng, sự cải tiến của cấu trúc quản lý nợ và quá trình đưa ra quyết định, cũng như vấn đề tiếp theo là quyết định quy mô nợ thực tế trong việc nhận và quản lý nợ. Vay mượn nước ngoài trong thực tế được đo lường bởi những tỷ số riêng như nợ trên xuất khẩu, thanh toán nợ trên xuất khẩu, nợ trên GDP (hoặc GNP), và nợ nước ngoài so với tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tuy nhiên, quyết định mức phù hợp của những chỉ số này khó xác định và việc hữu ích bây giờ là giảm thiểu nguy cơ bùng nổ trong tăng trưởng nợ nước ngoài. Cụ thể, nếu nợ nước ngồi tăng cao, thanh tốn gánh nặng nợ sẽ cao hơn so với khả năng chịu đựng gánh nặng nợ của quốc gia, dẫn đến việc nhận nợ sẽ trở nên rắc rối và tình huống này phải được đảo ngược thơng qua mở rộng xuất khẩu; vì nếu xuất khẩu khơng được mở rộng, vay mượn sẽ nhiều hơn để thanh toán nợ, và cứ thế nợ nước ngoài sẽ chồng chất vượt quá khả năng chịu đựng của một quốc gia.

Như vậy, điều cần giải quyết chính là xác định đúng những yếu tố thuộc môi trường quản lý nợ cơng của mỗi quốc gia, đặc trưng vốn có của chúng để có thể đề ra được chính sách quản lý phù hợp: mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn nợ cơng, vấn đề thực hiện minh bạch và chống tham nhũng, quy trình ra quyết định khi vay nợ và xét duyệt dự án.

Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể thấy tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ với nhau: Khi vốn nội địa không đủ để tài trợ cho chi tiêu đầu tư trong nước để phục vụ phát triển kinh tế thì vay nợ là điều tất yếu. Tuy nhiên, vay nợ luôn kèm theo những rủi ro về lãi suất, thời hạn, cơ cấu vay mượn. Vì vậy việc quản lý nợ hiệu quả luôn cần thiết để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tác động lên tăng trưởng kinh tế.

Trong nghiên cứu của mình, Clements et al. (2003) đã cung cấp bằng chứng cho một mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu dạng bảng của 55 quốc gia có thu nhập thấp trong khoảng thời gian 1970-1999. Các tác giả ước tính rằng điểm bước ngoặt trong giá trị hiện tại rịng của nợ nước ngồi nằm trong khoảng 20% -30% GDP (khi xem xét các giá trị danh nghĩa, ngưỡng này là cao hơn - khoảng 50%) Tương tự như vậy, Pattillo et al. (2002) xác nhận một quan hệ phi tuyến tính, dạng đường cong Laffer giữa mức độ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế sử dụng một bộ dữ liệu bảng của 93 nước đang phát triển

trong giai đoạn 1969-1998. Ngoài ra, Partillo et al. (2004) ước tính rằng giá trị quan trọng khi nợ nước ngồi có ảnh hưởng có hại đến sự phát triển là từ 35-40% so với GDP khi nghiên cứu các nước đang phát triển.

Không thể phủ nhận vai trị của nợ nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế, từ cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm. Panizza (2008), chỉ ra rằng từ những năm 1990, một số nước phát triển và mới nổi bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của nợ nội địa trong tổng nợ công và thay thế nợ nước ngoài với nợ nội địa. Cụ thể, từ năm 1990 đến năm 2004, tỷ trọng nợ nội địa trong tổng nợ công tăng 38-58 % với mẫu nghiên cứu 25 quốc gia mới nổi (Hanson, 2007), và Arnone và Presbitero, ( 2010) khẳng định nợ nội địa tăng đáng kể cả ở những nước có thu nhập thấp. Do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007, ngoài xu hướng này, các quốc gia đang phát triển phải đối phó với một sự cân bằng tài chính xấu đi do tăng trưởng chi tiêu công và các khoản thu thấp hơn. Đặc biệt, khi phân tích về nợ cơng, ngồi v i ệ c x e m x é t giá trị nợ cơng so với GDP thì điều quan trọng khơng kém là phân tích "thực chất" nợ cơng là được vay nợ trong nước hay đi vay nợ từ nước ngoài. Chẳng hạn dư luận đã từng lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành “một Hy Lạp thứ hai”, nhưng các chuyên gia phân tích kinh tế đã cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa nợ cơng của quốc gia này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện rõ ở chỗ 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngồi nắm giữ. Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thì Nhật Bản cịn tự chủ về tỷ giá hối đối, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao. Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ở giai đoạn đó cịn đứng trước nhiều khó khăn khác, nhưng khó có thể trở thành mục tiêu tấn cơng của giới đầu cơ quốc tế.

Chính vì nhận thức được tầm quan trọng đồng thời của cả thành phần nợ cơng trong nước và nước ngồi, một số nghiên cứu gần đây đã nỗ lực trong việc thu thập số liệu so sánh để khám phá hiệu ứng của tổng nợ công lên tăng trưởng, bao gồm cả tác động tuyến tính đơn điệu và tác động phi tuyến.

2.3.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Tại Việt Nam, PGS.TS.Sử Đình Thành (2012) sử dụng dữ liệu nợ công của

Việt Nam giai đoạn 1990-2010 và dùng mơ hình ngưỡng với biến phụ thuộc là tỉ trọng tăng trưởng GDP, biến độc lập gồm có tỉ lệ Nợ cơng/GDP, độ mở thương mại của nền

kinh tế và lạm phát. Tác giả đã dùng phương pháp ước lượng OLS để kiểm định hiệu ứng ngưỡng và ước lượng giá trị ngưỡng nợ công của Việt Nam là 75,8%GDP.

Quách Doanh Nghiệp (2013) sử dụng dữ liệu bảng (panel data) của năm quốc

gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam giai đoạn 2000-2012 với phương pháp ước lượng GMM (Generalized method of moments) tác giả đã tìm thấy bằng chứng về tính chất phi tuyến của nợ chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy nợ chính phủ chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP đối với một tỷ lệ nhất định, vượt quá mức ngưỡng cần thiết sẽ làm giảm tăng trưởng GDP (từ đó gây nên hiệu ứng chữ U ngược). Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy bằng chứng về một mức ngưỡng nợ công đối với mẫu nghiên cứu này là 86%. Bên cạnh đó, qua kết quả kiểm định sơ bộ tác giả thấy rằng tăng trưởng GDP bình qn ở thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đạt từ 44%/GDP trở lên thấp hơn khoảng 0,01% đến 0,02% so với thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP dưới mức 44%/GDP.

Một số nghiên cứu thực nghiệm trong đó chỉ ra sự tác động của các biến như thâm hụt ngân sách, độ mở thương mại, đầu tư, đến tăng trưởng kinh tế quốc gia

2.3.2.3. Nhận xét chung về các quan điểm

Từ những quan điểm của các nhà kinh tế về tác động của nợ cơng đối với tăng trưởng kinh tế, ta có thể thấy điểm tương đồng của các quan điểm là nợ cơng thật sự có tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn được đưa ra trong mỗi quan điểm là khác nhau và đó cũng chính là sự khơng tương đồng của các quan điểm nêu trên.

Dựa trên những lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)