1.2. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây:
1.2.2. Nghiên cứu về chính sách cổ tức ở các thị trường chứng khoán đang
Malkawi (2007) sử dụng hồi quy Tobit nghiên cứu 160 công ty ở bốn lĩnh vực: công
nghiên cứu hỗ trợ mạnh mẽ cho giả thuyết chi phí đại diện. Quy mô, thời gian thành
lập và lợi nhuận được xem là yếu yố quyết định đến chinh sách cổ tức của các công ty. Anil Kapoor (2008) sử dụng phương pháp thống kê, tương quan và hồi quy nghiên
cứu các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Ấn Độ từ năm 2000 đến năm 2006. Nghiên cứu đi đến kết luận: dòng tiền, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu… khơng giải thích các mơ hình thanh tốn cổ tức của ngành công nghệ thông tin. Chỉ có
thanh khoản và hệ số biến đổi trong thu nhập (hệ số β) là yếu tố quyết định đáng chú
ý.
Ahmed & Javid (2009) sử dụng mơ hình Lintner nghiên cứu 320 công ty ở Karachi
từ 2001 đến 2006. Nghiên cứu chứng minh các cơng ty có lợi nhuận cao và thu nhập ổn
định sẽ có dịng tiền lớn, đủ khả năng trả cổ tức cao hơn. Lợi nhuận, tính thanh khoản
và quyền sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức trong khi quy mô của các công ty có quan hệ nghịch chiều cho thấy rằng các cơng ty muốn đầu tư vào tài sản
của họ chứ không phải là chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Mondher Kouki (2009) nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết chi phí đại diện giải thích
cho chính sách cổ tức từ 1995 đến 2001 của 29 công ty ở Tunisia. Những yếu tố quyết
định tỷ lệ chi trả cổ tức là lợi nhuận, rủi ro tài chính, cơ hội đầu tư, quy mơ cơng ty,
áp lực từ các cổ đông và cơ quan quản lý. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối
liên hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chính sách cổ tức, đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp với các cơ hội đầu tư tốt hơn có nhiều khả năng trả cổ tức thấp
hơn, các cơng ty có địn bẩy cao có xu hướng chi trả cổ tức thấp hơn.
Kashif Imran (2011) nghiên cứu dữ liệu của 36 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán Karachi từ năm 1996 đến năm 2008. Nghiên cứu sử dụng các bảng dữ liệu với phương pháp ảnh hưởng cố định, ảnh hưởng ngẫu nhiên và hồi quy bình phương bé nhất OLS, kết quả cho thấy: cổ tức quá khứ, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận,
dòng tiền, tăng trưởng doanh số và quy mô của cơng ty có mối quan hệ cùng chiều
chính sách trả cổ tức và dịng tiền mặt ở Pakistan và tính thanh khoản khơng liên quan
đến chính sách chi trả cổ tức.
Dr. Faris Nasif AL – Shubiri (2011) xác định chính sách cổ tức của 60 công ty
công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman từ năm 2005 đến năm 2009. Nghiên cứu sử dụng hồi quy Tobit và phân tích hồi quy logit, cho thấy khả năng chi trả cổ tức tăng lên khi tỷ lệ nợ, quyền sở hữu của tổ chức, rủi ro kinh doanh và tài sản
hữu hình giảm trong khi tính thanh khoản và dịng tiền tự do không ảnh hưởng đến
khả năng chi trả cổ tức. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy và quyết định thanh toán cổ tức, và mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, quy mô doanh nghiệp và chi trả cổ tức. Cơ hội tăng trưởng giữ vai
trị quan trọng trong quyết định chính sách cổ tức.
Yordying Thanatawee (2008) xem xét chính sách cổ tức của 287 cơng ty phi tài chính ở Thái Lan giai đoạn 2002-2008. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ma trận tương quan và hồi quy bình phương bé nhất OLS với các biến độc lập: vòng đời, dòng tiền,
khả năng sinh lợi, quy mơ, cơ hội tăng trưởng, địn bẩy của công ty. Nghiên cứu chỉ ra rằng các cơng ty lớn với dịng tiền và lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần cao hơn có xu
hướng trả cổ tức nhiều hơn, ngoài ra, các doanh nghiệp với các cơ hội tăng trưởng cao hơn có xu hướng trả cổ tức thấp hơn.
Okpara, Godwin Chigozie (2010) thực hiện nghiên cứu ở Nigeria. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy với các biến: thanh khoản,
quy mơ, doanh thu, vịng quay tài sản, khả năng thanh tốn hiện hành, vịng quay hàng
tốn kho, lợi tức đầu tư, cổ tức trong năm trước, thu nhập và lợi nhuận sau thuê. Kết quả chỉ ra 3 yếu tố thu nhập, tỷ lệ cổ tức hiện tại, tỷ lệ cổ tức năm trước tác động đáng kể
đến tỷ lệ thanh toán cổ tức và tỷ suất cổ tức tại Nigeria. Trong khi đó, thu nhập tác động
tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức đã chỉ ra rằng lợi nhuận tạo ra được giữ lại cho sự phát triển của công ty.
Năm 2012, Anupam Mehta (2012) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty trong các lĩnh vực
bất động sản, năng lượng, xây dựng, viễn thông, y tế và các ngành công nghiệp (trừ ngân hàng và mối quan tâm đầu tư) được niêm yết trên thị trường chứng khoán Abu
Dhabi ở Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) từ năm 2005 đến năm 2009.
Nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận và quy mô là những yếu tố quan trọng nhất của quyết định chi trả cổ tức, còn rủi ro của các doanh nghiệp được đo bằng hệ P/E có mối liên hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp ở đây.