.1 Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 42)

Dựa vào khung nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và tính bền vững của lợi nhuận thông qua các yếu tố ảnh hưởng. Đối với trách nhiệm xã hội, xác định bởi bốn đối tượng trong đó: mơi trường (CSR_Môi trường); người lao động (CSR_Người lao động); cộng đồng (CSR_Cộng đồng); sản phẩm (CSR_Sản phẩm). Tiếp theo, ba yếu tố của lợi nhuận được đại diện bởi: Lợi nhuận (Earnings); Trích trước (Accrual) và Dịng tiền (CF). Cuối cùng, khung nghiên cứu có bao gồm ba biến kiểm sốt, đó là: quy mơ cơng ty; ngành và địn bẩy tài chính.

Mơ hình ban đầu được đề xuất như sau:

EARN = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV ACCR = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV CF = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CSR_Môi trường CSR_Người lao động CSR_Cộng đồng CSR_Sản phẩm TÍNH BỀN VỮNG CỦA LỢI NHUẬN - Lợi nhuận (Earnings) - Trích trước (Accruals) - Dòng tiền (Cash Flow)

3.3. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu 3.3.1. Quy trình thu thập 3.3.1. Quy trình thu thập

Giai đoạn thu thập dữ liệu trong vòng 4 năm từ năm 2014 đến 2017 và tập trung vào bộ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững sử dụng ngôn ngữ là Tiếng Việt. Các mẫu công ty được lựa chọn được lấy thông tin của báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững trên trang website của từng công ty và trên website: https://vietstock.vn/. Các chỉ tiêu lấy

thông tin từ bộ báo cáo tài chính sẽ được tập hợp và tính tốn theo cơng thức. Đối với các chỉ tiêu thuộc yếu tố trách nhiệm xã hội, sẽ được thu thập thủ công.

3.3.2. Xử lý dữ liệu

3.3.2.1. Phân tích nội dung

Tác giả gộp các đối tượng nghiên cứu theo loại báo cáo cần tập hợp, trong đó, liên quan đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thì thực hiện tập hợp số liệu để sau đó tính tốn theo cơng thức; liên quan đến các chỉ tiêu cần thu thập trên báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững thì tiến hành các bước như sau:

- Bước 1: Xác định các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội: qua việc nghiên cứu lý thuyết cũng như tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp và xác định các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội bao gồm bốn yếu tố trách nhiệm đó là: mơi trường, người lao động, cộng đồng và sản phẩm.

- Bước 2: Xác định các tiêu chí trách nhiệm xã hội dựa vào bảng tự đánh giá trong cuộc thi Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để xác định 19 chỉ tiêu liên quan đến trách nhiệm xã hội, trong đó có 12 chỉ tiêu liên quan đến cộng đồng; 3 chỉ tiêu liên quan đến người lao động, 3 chỉ tiêu liên quan đến môi trường và 1 chỉ tiêu liên quan đến sản phẩm.

STT Tiêu chí

1 Chính sách về TNXH (hoặc Quy tắc ứng xử của doanh nghiệp) được viết bằng văn bản

2 Các chương trình đào tạo hàng năm cho người lao động dựa trên nhu cầu thực tế

3 Quy trình tuyển dụng cơng khai 4 Chính sách chống tham nhũng, hối lộ

5 Quy trình điều tra các đơn tố cáo, theo dõi các vụ vi phạm về hành vi tham nhũng, hối lộ

6 Các quy định đảm bảo thông tin của khách hàng không được tiết lộ cho bên thứ ba

7 Thông tin trung thực về sản phẩm (dán nhãn thành phẩm, cảnh báo cần thiết…)

8 Quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng

9 Chính sách đảm bảo quyền tác giả/sở hữu trí tuệ của Cơng ty và khách hàng

10 Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, đặc biệt là người khuyết tật

11 Thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền địa phương và các bên liên quan

12 Các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng dành cho cộng đồng

13 Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ (nhà cung cấp địa phương)

14 Các chương trình đào tạo dành cho nhà cung ứng/thầu phụ/cộng đồng

15 Hỗ trợ các cơ sở đào tạo cung cấp cơ hội thực tập cho học sinh, sinh viên

16 Tham vấn cộng đồng về các vấn đề liên quan đến môi trường của doanh nghiệp

17 Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện tại địa phương

18 Có các chương trình/sáng kiến kinh doanh cùng người nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa/ huyện, xã nghèo

19 Có các chương trình hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề và tạo việc làm cho sinh viên, giới trẻ

Bảng 3.2 Tiêu chí đánh giá tham gia trách nhiệm xã hội

- Bước 3: Phân tích nội dung để tìm kiếm các kết quả phù hợp: việc phân tích cần được thực hiện chi tiết và kỹ càng để đảm bảo rằng không bỏ qua các nội dung trọng yếu và các chỉ tiêu đang cần được đánh giá. Vì hình thức trình bày cũng như nội dung trên các báo cáo của các công ty là khác nhau, do đó, cần đọc và tìm kiếm kỹ lưỡng trên từng mục, từng phần. - Bước 4: Xác định các biến phụ thuộc dựa vào báo cáo tài chính, báo cáo

thường niên trên website: http://static2.vietstock.vn, trong đó:

o Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: mã số 30 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

o Chỉ tiêu tổng tài sản: mã số 270 trên bảng cân đối kế toán

o Chỉ tiêu tổng nợ: mã số 300 trên bảng cân đối kế toán

o Chỉ tiêu khoản trích trước: mã số 315 và 333 trên bảng cân đối kế toán

- Bước 5: Tính tốn các chỉ tiêu đã thu thập được bằng việc chấm điểm:

o Đối với các chỉ tiêu được tìm kiếm trong báo cáo tài chính, sau khi liệt kê được các chỉ tiêu trên các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh thì thực hiện áp dụng cơng thức để tính tốn.

o Đối với các chỉ tiêu được tìm kiếm trong báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững để đo lường chỉ tiêu trách nhiệm xã hội,

thực hiện chấm điểm theo việc trả lời các câu hỏi trong từng yếu tố trách nhiệm xã hội, nếu có thì được chấm là 1, ngược lại là 0. Tổng điểm cao nhất là 19 điểm, tương đương với hệ số là 1. Sau đó có được tổng số điểm theo việc sàng lọc nội dung và tự chấm điểm các chỉ tiêu thì tiến hành tính theo tỷ trọng tổng điểm có được chia cho tổng điểm cao nhất để ra được hệ số tổng CSR tương ứng.

Ngược lại, nếu khơng có báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững thì thì CSR tổng được chấm điểm bằng 0.

- Bước 6: Phát triển các chỉ số đo lường trách nhiệm xã hội

3.3.2.2. Phương pháp kiểm định Independent Sample T-test

Kiểm định t-test trung bình 2 mẫu được sử dụng để kiểm tra xem giá trị trung bình của một biến ở 2 mẫu độc lập có bằng nhau hay khơng? Trong bài nghiên cứu này, chúng ta tiến hành kiểm định để phân tích so sánh giữa hai nhóm có cơng bố và không công bố báo cáo trách nhiệm xã hội với các biến có ý nghĩa thống kê với mơ hình như lợi nhuận, trích trước và dịng tiền. Với giá trị 1 có nghĩa là cơng ty có công bố báo cáo trách nhiệm xã hội, giá trị 0 có nghĩa là cơng ty khơng có cơng bố báo cáo trách nhiệm xã hội.

3.3.2.3. Phương pháp hồi quy

Mơ hình hình hồi quy được áp dụng trong nghiên cứu này tập trung vào bốn loại mơ hình: mơ hình dữ liệu chéo, mơ hình tác động cố định, mơ hình tác động ngẫu nhiên và mơ hình đặc trưng đồng nhất Pooled OLS.

STT Loại mơ hình Mục đích sử dụng

1 Mơ hình hồi quy

đa biến

Sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội tổng và các thành phần đối với lợi nhuận

2 Mơ hình Pooled

OLS

Xem xét các hệ số không đổi với giả định thông thường cho dữ liệu chéo và kiểm soát theo năm. Phương pháp này giả định rằng các biến hồi quy không tương quan với các lỗi, hoặc sự chặn và độ dốc đều bằng nhau cho tất cả các dữ liệu.

3 Mơ hình REM Giả định rằng các ảnh hưởng

riêng biệt không quan sát được chính alf các biến ngẫu nhiên và khơng có tương quan với biến độc lập hoặc biến dự báo trong mơ hình.

4 Mơ hình FEM Sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến dự báo và các biến kết quả trong một cơng ty. Những ảnh hưởng của đặc tính thời gian bất biến sẽ được loại bỏ bằng việc sử dụng mơ hình FEM.

Bảng 3.3 Các loại mơ hình trong nghiên cứu

Để kiểm tra tính phù hợp của mơ hình, sau khi xác định được mơ hình thì tiến hành bước kiểm tra bằng các kiểm định Breusch và Pagan Lagrange để kiểm tra so sánh mơ hình của Pooled OLS hoặc REM, kiểm định Hausman và kiểm tra đa cộng tuyến; kiểm định điểm dị biệt, kiểm định t-test.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mơ tả

Hình 4.1 Thống kê các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu Trong đó:

- Variable: Tên biến - Obs: số lượng quan sát - Mean: Trung bình cộng

- Std. Dev.-: Độ lệch chuẩn Standard Deviation - Min: Giá trị bé nhất của mẫu

- Max: Giá trị lớn nhất của mẫu

Với số lượng quan sát là 436 mẫu được thu thập dữ liệu từ năm 2014 đến năm 2017 đối với đối tượng là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó có ba biến đo lường tính bền vững của lợi nhuận bao gồm: EARN, ACCR và CF; bốn biến đo lường trách nhiệm xã hội đó là: CSR_env; CSR_emp; CSR_com; CSR_pro và ba biến kiểm soát là IND; SIZE và LEV.

Trung bình cộng của các biến độc lập thể hiện chỉ số trách nhiệm xã hội được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: CSR_emp: 0.82; CSR_com: 0.76;

sàn chứng khoán Việt Nam đều tham gia hoạt động trách nhiệm và công bố các báo cáo liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội một cách tình nguyện. Trong đó, nhận được sự chú ý cao nhất và cũng là chỉ tiêu được các công ty công bố nhiều nhất là thông tin về người lao động và cộng đồng, sau đó đến sản phẩm và cuối cùng là môi trường.

Độ lệch chuẩn trong bảng thống kê mô tả cho thấy mức độ cung cấp thông tin trên các yếu tố của trách nhiệm xã hội. Yếu tố môi trường và người lao động chiếm tỷ lệ 16% và 17% cho thấy khơng có nhiều chênh lệch về mức độ cung cấp thông tin. So với yếu tố cộng đồng có độ lệch là 23% đều nằm ở mức đồng đều. Riêng với yếu tố sản phẩm chiếm độ lệch 47% thể hiện mức độ cung cấp thông tin nhiều hơn từ các công ty.

Chênh lệch giữa giá trị tối thiếu và giá trị tối đa đối với các biến tương đối lớn. Đối với biến EARN giá trị đi từ 0 đến .383; biến ACCR giá trị đi từ 0 đến .420 và biến CF giá trị đi từ -.262 đến .348. Trong đó biến CF mang giá trị âm. Với giá trị tối thiểu bằng 0 có nghĩa là một số chỉ tiêu đã khơng được hoặc có giá trị bằng 0 được thể hiện trên các báo cáo thường niên, báo cáo bền vững và các thông tin khác trên website. Độ lệch chuẩn có giá trị cao đối với biến lợi nhuận trong đó 73% đối với CF; 70% đối với EARN và 32% đối với ACC. Điều này thể hiện sự khác biệt về lợi nhuận giữa các công ty niêm yết.

4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Phân tích tương quan giữa các biến để kiểm tra khuynh hướng mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong mơ hình. “Vì một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập khơng có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy. Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy một số biến độc lập có sự tương quan với nhau (sig<5%). Do đó khi phân tích hồi quy cần phải chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến. Các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc và do đó sẽ được đưa vào

mơ hình để giải thích cho biến phụ thuộc.” (http://phantichstata.com/stata-thuc-

hanh-tinh-tuong-quan-pearson.html; Ngày truy cập: 14 tháng 09 năm 2018)

Đối với dòng đầu tiên, đây là giá trị của hệ số tương quan Pearson và dòng thứ hai, thể hiện “mức ý nghĩa tương quan significant của kiểm định Pearson. Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig. này bé hơn 5% ta có thể kết luận được là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt. nếu Sig. này lớn hơn 5% thì hai biến khơng có tương quan với nhau.” (http://phantichstata.com/stata-thuc-hanh-tinh-tuong-quan-pearson.html,

Hình 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu

Nhìn vào bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Khi xem xét biến phụ thuộc EARN, ACCR và CF trong mối quan hệ tương quan với CSR tổng thì thu được kết quả cho thấy EARN và CF có tương quan với nhau, cịn ACCR thì khơng. Và hệ số tương quan Pearson tương quan 0.22 và 0.159 cho thấy EARN và CF có tương quan dương với CSR tổng. Điều này cho thấy, nếu cơng ty có mức thu nhập và dịng tiền tăng thì trách nhiệm xã hội có mức tăng tương ứng.

Đối với biến độc lập CSR thành phần và các biến phụ thuộc, ta thấy có mối tương quan hỗn hợp. Cụ thể, CSR_env có mối tương quan dương với EARN và CF; CSR_emp có mối tương quan dương với EARN và ACCR; CSR_com đều có mối tương quan dương với ba biến phụ thuộc và CSR_pro khơng có mối tương quan với bất kỳ biến phụ thuộc nào.

Xét mối tương quan giữa ba loại biến phụ thuộc, độc lập và kiểm soát, kết quả cho thấy rằng, IND khơng có mối tương quan với biến ACCR và CSR_pro, IND có tương quan dương với CSR_com và CSR_emp và tương quan âm với các biến cịn lại. Có nghĩa là, nếu cơng ty hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp có khả năng xả thải gây ơ nhiễm mơi trường cao thì thường sẽ đầu tư nhiều vào các vấn đề về lao động và cộng đồng để tăng sự ủng hộ, nâng cao hình ảnh cơng ty từ đó tăng lợi nhuận. Đối với biến kiểm sốt SIZE, khơng có mối tương quan với các biến EARN, ACC và CSR_pro. SIZE tương quan dương với CSR_emp và CSR_com nhưng lại có tương quan âm với CF và CSR_env. Như vậy, cơng ty có qui mơ càng lớn thì càng quan tâm đến các vấn đề về người lao động và cộng đồng. Biến LEV có tương quan với biến EARN, ACC, CF và CSR_env trong đó tương quan tâm dương với ACC, còn lại đều nhận kết quả mối tương quan âm.

4.3. Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với lợi nhuận 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến

Trước khi thực hiện hồi quy, để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả hồi quy, cần thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc kiểm tra tương quan Pearson, hệ số

phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) và hệ số Tolerance (giá trị của độ chấp nhận). Kết quả kiểm tra sẽ giúp nhận định rằng các biến độc lập có tương quan với nhau hay khơng hay đa cộng tuyến có xuất hiện giữa các biến độc lập trong mơ hình hay khơng.

Hình 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF – Mối quan hệ giữa chỉ số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)