Quy mô hội đồng quản trị và chi phí đại diệ n

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị công ty, cấu trúc sở hữu và chi phí đại diện trong các công ty phi tài chính niêm yết tại sở giao dịch chứng khoáng tp hồ chí minh (Trang 54 - 55)

Chương 5 : KẾT LUẬN

5.1 Kết luận

5.1.1 Quy mô hội đồng quản trị và chi phí đại diệ n

Hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích cao nhất của công ty và của các cổ đơng, có nhiệm vụ đề ra chiến lược cho công ty, bảo vệ quyền lợi của các cổđông, giám sát bộ máy điều hành và các hoạt động tài chính của cơng ty.

Theo khoản 1, điều 11, Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13-3-2007 về

việc ban hành quy chế quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết, quy

định số lượng thành viên hội đồng quản trị một đơn vị ít nhất là 5 người, nhiều nhất 11 người, trong đó một phần ba là thành viên độc lập không điều hành. Như vậy, số

lượng thành viên Hội đồng quản trị cần được quyết định dựa trên yêu cầu của pháp luật, cũng như nhu cầu cụ thể của cơng ty và cổđơng.

Có q ít hay quá nhiều thành viên Hội đồng quản trị đều có thể làm giảm hiệu quả của quá trình ra quyết định. Một Hội đồng quản trị có quy mơ q nhỏ có thể khiến cơng ty khơng được hưởng lợi ích từ các kỹ năng đa dạng và kinh nghiệm phù hợp do các thành viên đem lại. Một Hội đồng quản trị có quy mơ q lớn sẽ gây khó khăn cho việc quản lý và khiến cho việc tìm kiếm sựđồng thuận trở thành một

cơng việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Thách thức trong việc lựa chọn một Hội

đồng quản trị có quy mơ phù hợp nằm ở chỗ phải tạo được sự cân bằng phù hợp. Kết quả hồi quy cho thấy quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu suất sử dụng tài sản, giống như kết quả mà Singh & Davidson (2002) đã tìm thấy. Điều này ủng hộ cho giả thuyết H1, cho thấy quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì chi phí đại diện trong môi trường Việt Nam càng cao. Nguyên nhân do đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam thường là sở hữu gia đình và những người trong hội đồng quản trị thường có mối quan hệ thân thuộc, hoặc có thể

là các thành viên trong hội đồng quản trịđại diện cho sở hữu Nhà nước, khi quy mô Hội đồng quản trị càng lớn, các thành viên có khả năng bất đồng quan điểm, hoặc

đùng đẩy trách nhiệm, hoặc nhận nhiều các lợi ích cho bản thân, làm thiệt hại cho các cổđông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị công ty, cấu trúc sở hữu và chi phí đại diện trong các công ty phi tài chính niêm yết tại sở giao dịch chứng khoáng tp hồ chí minh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)