Khám thực thể:

Một phần của tài liệu Triệu chứng học thần kinh (Trang 57 - 58)

1. Các biện pháp thăm khám:

1.1.2. Khám thực thể:

Khám các chi thể nơi có những mạch máu ngoại vi bị bệnh.

1.1.2.1. Nhìn:

+ Đánh giá chung hình thể chi, so sánh hai chi để thấy rõ hơn các biến đổi bệnh lý.

+ Màu sắc da: hồng hào, nhợt nhạt hay tím tái. Chú ý đánh giá xem màu sắc da có bị thay đổi khi cho chi vận động hay đặt ở các t thế khác nhau hay không. Có các vùng nhiễm sắc (pigmentation) hay không…

+ Tổ chức dới da: có thể bị phù nề, xơ hoá hoặc teo đi. Có thể có các vùng nhiễm sắc tố, vết loét, bội nhiễm, hoại tử, có các nốt phỏng, các vết thơng lâu liền...

+ Tình trạng lông, móng: khi chi bị thiếu máu nuôi dỡng thờng thấy lông tha và dễ rụng, móng bở có những vân khía và dễ gãy.

+ Các tĩnh mạch nông dới da: bị ứ trệ, giãn căng ra ngoằn ngoèo hay không thấy rõ.

+ Tình trạng cơ bắp: có thể bị teo cơ do dinh dỡng chi kém.

+ Có thể thấy sẹo vết thơng cũ, khối phồng đập nẩy theo nhịp mạch trong phồng động mạch sau vết thơng mạch máu.

1.1.2.2. Sờ:

+ Tình trạng phù nề của chi tổn thơng: ấn lõm hay không lõm.

+ Nhiệt độ da: nóng hay lạnh hơn so với các vùng khác của chi và so với bên lành.

+ Cảm giác da: cảm giác da vùng chi tổn thơng là bình thờng, giảm, mất hay tăng cảm, ấn vào đau hay không đau. Chú ý xác định giới hạn trên của vùng có thay đổi cảm giác da đó.

+ Trơng lực cơ: bình thờng tăng hay giảm. Khi bóp vào cơ có cảm giác đau hay không. Có thể cầm nhẹ vào khối cơ sau cẳng chân và lắc nhẹ để so sánh độ di động của khối cơ này so với bên lành (khi có phù nề sâu ở các cơ này thì bóp sẽ rất đau và độ di động của nó cũng bị giảm đi so với bên lành).

+ Trong các thông động-tĩnh mạch có thế sờ thấy “rung miu” ở ngay trên vùng có khối thông.

1.1.2.3. Bắt mạch:

+ Thờng dùng đầu các ngón tay trỏ, giữa và nhẫn, các ngón hơi gập cong lại, đặt nhẹ và ấn vừa phải các đầu ngón tay trực tiếp lên động mạch ở các vị trí bắt mạch thích hợp cho từng động mạch nhất định để bắt mạch.

+ Đây là một biện pháp thăm khám động mạch rất quan trọng, chú ý xác định các yếu tố: có mạch đập hay không, mạch đều hay không đều, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu...

+ Các vị trí bắt mạch chính ở chi là:

- Động mạch đùi: bắt ở điểm giữa đờng nối gai chậu trớc trên và gai mu ở t thế bệnh nhân nằm ngửa và đùi hơi dạng.

- Động mạch khoeo: bắt ở điểm giữa hõm khoeo ở t thế bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 60 - 900.

- Động mạch chày trớc: bắt ở điểm giữa của cổ chân phía trớc. - Động mạch chày sau: bắt động mạch gót ở rãnh sau mắt cá trong.

- Động mạch nách: cho bệnh nhân dạng cánh tay, bắt mạch ở đỉnh của hõm nách. - Động mạch cánh tay: bắt ở rãnh cơ nhị đầu phía trong.

- Động mạch quay: bắt ở rãnh động mạch quay cổ tay.

+ Trong khi bắt mạch có thể để chi ở các t thế khác nhau và xác định các tính chất của mạch so sánh với bên lành.

1.1.2.4. Nghe:

Dùng ống nghe đặt trên đờng đi của động mạch hoặc lên vùng nghi có tổn th- ơng động mạch để xác định có tiếng thổi hay không, nếu có thì phải xác định đó là tiếng thổi một thì (thờng là thì tâm thu) hay hai thì (thì tâm thu mạnh hơn tâm trơng).

Phải di chuyển ống nghe theo đờng đi của động mạch để xác định hớng lan của các tiếng thổi, sự thay đổi cờng độ của tiếng thổi ở các vị trí khác nhau.

1.1.2.5. Đo:

Có thể dùng thớc dây để đo kích thớc chi ở các vùng nhất định và so sánh với bên lành, qua đó đánh giá đợc một phần mức độ phù nề hoặc biến dạng của chi bên tổn thơng.

Một phần của tài liệu Triệu chứng học thần kinh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w