Các thuốc chẹn beta giao cảm:

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim (Trang 58)

Thuốc ức chế beta giao cảm cạnh tranh với catecholamine trong tuần hoàn trên các thụ thể beta adrenergic. Có 2 loại thụ thể beta 1 và beta 2. Thụ thể beta 1 có nhiều tại tim, cận quản cầu thận, kích thích chúng sẽ gây tăng nhịp tim, tăng dẫn truyền nhĩ thất, và tăng co bóp tim, phóng thích renin từ các tế bào cận cầu thận, ly giải tế bào mỡ; thụ thể beta 2 nằm ở mạch máu phế quản kích thích gây giãn phế quản, giãn mạch và ly giãi glycogen. Do đó, cơ chế tác dụng là: chẹn thụ thể beta 1 giao cảm làm giảm được nhịp tim và giảm nhu cầu oxy của cơ tim; giảm sức căn lên thành thất trái nên dòng máu từ thượng tâm mạc tưới đến nội tâm mạc được tăng lên. Thuốc chẹn beta 2 giao cảm có thể gây co mạch vành nên không dùng ở BN có co thắt ĐMV. Các thuốc ức chế beta không chọn lọc ức chế cả thụ thể beta 1 và beta 2. Các thuốc ức chế beta chọn lọc tác động lên beta 1 và ít lên beta 2 do vậy ức chế beta chọn lọc làm giảm nhu cầu oxy nhưng không làm co thắt phế quản nhưng nếu dùng liều cao thì tác dụng chọn lọc sẽ mất đi và chỉ có ý nghĩa tương đối trên lâm sàng và dùng ức chế beta với liều đủ kiểm soát cơn đau thắt ngực có

Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu không có chống chỉ định chẹn beta giao cảm là thuốc được sử dụng hàng đầu trong điều trị bệnh TMCTCB mạn nó đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ NMCT và tỷ lệ tử vong ở BN ĐTNOĐ.

Có một số thuốc ức chế beta có tác dụng hoạt tính giống giao cảm nội tại ít ảnh hưởng lên nhịp tim so với loại không có hoạt tính giống giao cảm nội tại (intrinsic sympathetic activity ISA). Các thuốc ISA (+) có thể không có hiệu quả bằng nhóm ISA (-) về tác dụng làm giảm nhịp tim hoặc tần số hay trong tác dụng tăng thời gian gắng sức ở BN đau thắt ngực nặng

Bảng: Các loại thuốc ức chế beta chọn lọc và không chọn lọc:

Tên thuốc ISA Tan trong mỡ

Thải trừ Thời gian bán hủy

Liều dùng trong điều trị đau ngực Không chọn lọc (chẹn cả ß1 và ß2) Propranolol (Inderal) Nadolol Sotalol Timolol Pindolol - - - +++ 0 0 Gan Thận Thận 1-6 giờ 20-24 giờ 7-18 giờ 20-40 mg x 4 lần/ngày 40-80 mg x 1 lần/ngày 80-240 mg, ngày 2 lần Chọn lọc (Chẹn ß1) Acebutolol (Sectral) Atenolol (Tenormin) Bisoprolol (Concor) Metoprolol (Betaloc, Lopressor) + - - - 0 0 + + Gan, thận Thận Gan, thận Gan 8-13 giờ 6-7 giờ 9-12 giờ 3-7 giờ 200-400 mg/ngày 50-100 mg 1 lần/ngày 10 mg/ ngày 50-100 mg ngày 2 lần

Chống chỉ định:

 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen

phế quản.

 Nhịp chậm (<50 lần/phút), các bloc nhĩ /thất (ngoại trừ BN có máy tạo nhịp)

 Hội chứng suy nút xoang.

 Suy tim nặng.

 Bệnh mạch máu ngoại vi.

 Đái tháo đường, rối loại lipid máu là những

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta giao cảm:  Nhịp chậm xoang  Hội chứng Raynaud  Ngưng xoang  Bloc nhĩ thất.  Co thắt phế quản  Rối loạn tiêu hóa

 Suy giảm chức năng tình dục

Chú Ý:

 Liều của thuốc ức chế beta nên được điều chỉnh cẩn thận, điều trị nên theo sự đáp ứng của từng cá nhân và cần đánh giá lâm sàng trong suốt thời gian đầu dùng thuốc.

 Thời gian cần để thuốc đạt được hiệu quả chống đau thắt ngực là 24-48 giờ, hiệu quả được xác định bằng đánh giá nhịp tim và triệu chứng đau ngực. Nếu hiệu quả này không rõ ràng có thể đánh giá bằng nghiệm pháp gắng sức nhịp tim lúc nghỉ nên đạt 50-60 lần/phút và tăng <20 lần/phút khi gắng sức trung bình (lên 1 tầng lầu hoặc đi bộ 150 mét)

 Khi cần ngưng thuốc nên giảm liều dần dần từ 2-3 tuần tránh ngưng thuốc đột ngột vì có thể xãy ra cơn đau thắt ngực hoặc một số trường hợp gây nhồi máu cơ tim. Nếu cần thiết phải ngưng ngay nên khuyên BN giảm gắng sức hoặc thay thế bằng thuốc chẹ canxi, điều trị CĐTN bằng Nitroglycerine.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(102 trang)