Chụp động mạch vành:

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim (Trang 35)

Là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán xác định có hay không có hẹp ĐMV vềø mức độ cũng như vị trí hẹp của từng nhánh ĐMV. Chụp ĐMV ở BN TMCTCB là nhằm mục đích can thiệp nếu có chỉ định vì đây là một thăm dò chảy máu tốn kém nên việc chỉ định cần cân nhắc đến lợi ích thực sự cho BN. Trước khi có chỉ định chụp động mạch cần có kế hoạch

Phân tầng nguy cơ cho BN bị ĐTNOĐ bao gồm các đánh giá dựa trên lâng sàng, thăm dò cận lâm sàng. Phân tầng nguy cơ để có thái độ điều trị thích hợp và tiên lượng bệnh. BN ĐTNOĐ được phân làm 3 nhóm nguy cơ cao, vừa và thấp dựa trên các đánh giá lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng là:

Nhóm nguy cơ cao: (tỷ lệ tử vong >3%/năm)

 Đau ngực nhiều (CCS 4), có nhiều yếu tố tiên lượng nặng như: tiền sử nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tuổi cao, giới nữ.

 Có rối loại chức năng thất trái trầm trọng được đánh giá khi nghỉ (EF<35%)

 Nguy cơ cao trên nghiệm pháp gắng sức (điểm số Duke cao <= -10).

 Có giảm tưới máu vùng rộng lớn được xác định bằng nghiệm pháp gắng sức phóng xạ đồ.

 Siêu âm gắng sức có rối loạn vận động nhiều vùng với liều Dobutamine thấp hoặc khi nhịp tim còn thấp < 120, hoặc có bằng chứng rối loạn vận động vùng lan rộng.

Nhóm nguy cơ vừa:

 Đau ngực mức độ vừa (CCS 3), có không quá 2 yếu tố tiên lượng nặng đi kèm.

 Có rối loạn chức năng thất trái mức độ vừa trên siêu âm khi nghỉ (EF 35-49%)

 Nguy cơ vừa trên nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức (-10 < score < 5)

 Có giảm tưới máu vừa được xác định bằng phóng xạ đồ gắng sức.

Nhóm nguy cơ thấp :

 Đau ngực nhẹ (CCS 1-2), không có yếu tố tiên lượng bệnh nặng.

 Điểm nguy cơ trên điện tâm đồ gắng sức thấp (>=5).

 Vận động các vùng cơ tim bình thường hoặc

chỉ vận động nhẹ khi làm các nghiệm pháp gắng sức hình ảnh.

Dựa trên việc phân tầng nguy cơ và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thủ thuật (bao gồm cả khía cạnh chi phí), chỉ định chụp ĐMV để xét can thiệp theo khuyến cáo như sau:

Nhóm I: Có chỉ định chụp ĐMV:

 BN có mức đau ngực rõ (CCS III-IV) và không khống chế được triệu chứng với điều trị nội khoa tối ưu.

 BN có nguy cơ cao theo phân tầng nguy cơ

trình bày ở trên.

 BN có đau thắt ngực sống sót sau cấp cứu

ngừng tuần hoàn hoặc được biết có rối loạn nhịp trầm trọng.

 BN ĐTN có kèm theo dấu hiệu suy tim.

 BN đang chuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu

lớn.

 BN đau thắt ngực mà nghề nghiệp hoặc lối

sống có những nguy cơ bất thường (phi công, diễn viên xiếc).

Nhóm II: Chỉ định cần phải cân nhắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 BN có rối loạn chức năng thất trái vừa, đau

ngực nhẹ (CCS I-II), nguy cơ vừa trên các thăm dò không chảy máu.

 BN đau ngực nặng (CCS III-IV) nhưng đáp

ứng tốt với điều trị nội khoa và đã đưa về mức độ đau ngực nhẹ.

 BN đau ngực nhẹ (CCS I-II) nhưng đáp ứng

Nhóm III: Thường không có chỉ định:

 BN đau thắt ngực mức độ nhẹ (CCS I-II)

về triệu chứng đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, không có rối loạn chức năng thất trái và không có bằng chứng thiếu máu cơ tim trên các thăm dò không chảy máu.

Mặc dù chụp ĐMV được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tổn thương ĐMV, tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định. Chụp ĐMV không thể cho phép đánh giá mức độ hạn chế dòng chảy về mặt sinh lý hoặc đánh giá huyết khối cũng như bản chất của mảng xơ vữa (có bất ổn hay không).

II. ĐIỀU TRỊ:

Điều trị bệnh TMCTCB mạn nhằm 2 mục tiêu:

1. Giảm các triệu chứng, giảm tần số và mức độ nặng của bệnh qua đó cải thiện chất lượng sống của BN.

2. Ngăn ngừa tiến triển đến nhồi máu cơ tim và tử vong, kéo dài đời sống cho BN.

Có 3 phương pháp điều trị cơ bản hiện nay là:

 Điều trị nội khoa (thuốc).

 Can thiệp ĐMV qua da (Nong, đặt Stent hoặc

các biện pháp cơ học khác)

 Mỗ làm cầu nối chủ vành.

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cho người bệnh là một biện pháp nền tảng.

Việc chỉ định phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên bắt đầu cũng như duy trì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc BN có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim (Trang 35)